Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến thận, thậm chí gây hại thận như bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận.
Một chế độ ăn uống cân bằng ít muối, thịt chế biến và giảm các thực phẩm không lành mạnh … có thể giúp giảm nguy cơ tổn thương thận. Nên ăn các thực phẩm tươi, giàu vitamin, có hàm lượng natri thấp như súp lơ, quả việt quất, cá, ngũ cốc nguyên hạt… rất tốt cho thận.
5. Uống nhiều nước
Không có phép thuật nào giúp thanh lọc thận bằng việc uống nước. Tốt nhất là duy trì thói quen uống 8 ly nước mỗi ngày, giúp bổ sung nước cho cơ thể và đặc biệt rất tốt cho thận.
Nước giúp loại bỏ natri và chất độc khỏi thận của bạn. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Hãy uống ít nhất 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để duy trì sức khỏe của bạn. Lượng nước uống mỗi ngày còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, các bài tập thể dục, giới tính và sức khỏe của mỗi người. Hoặc nếu bạn đang mang thai hay đang cho con bú cơ thể sẽ cần một lượng nước khác với người có sức khỏe bình thường.
Những người từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi trong tương lai.
Hút thuốc lá gây hại cho thận.
6. Không hút thuốc
Hút thuốc làm hỏng các mạch máu trong cơ thể của bạn, dẫn đến lưu lượng máu đi khắp cơ thể và thận của bạn bị cản trở, thậm chí chậm hơn.
Hút thuốc cũng khiến thận tăng nguy cơ ung thư. Nếu bạn ngừng hút thuốc nguy cơ ung thư thận và mắc các bệnh thận sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều năm để chức năng thận hồi phục trở lại mức độ của một người chưa bao giờ hút thuốc.
7. Lưu ý về việc uống thuốc
Nếu bạn thường xuyên dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thận của bạn có thể bị tổn thương. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể gây hại cho thận nếu bạn dùng chúng thường xuyên để điều trị giảm đau mãn tính, nhức đầu hoặc viêm khớp.
Những loại thuốc này không nên dùng quá 10 ngày để giảm đau hoặc hơn 3 ngày để hạ sốt. Nếu uống nhiều hơn 8 viên aspirin mỗi ngày có thể làm giảm chức năng thận của bạn tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Để bảo vệ thận hãy trao đổi với bác sĩ khi phải dùng thuốc điều trị hoặc dùng thuốc giảm đau.
8. Kiểm tra chức năng thận nếu bạn có nguy cơ cao
Nếu bạn có nguy cơ cao bị tổn thương thận hoặc mắc bệnh thận, bạn nên đi kiểm tra chức năng thận thường xuyên. Những người sau đây nên kiểm tra sức khoẻ cũng như chức năng thận thường xuyên:
- Người trên 60 tuổi.
- Người sinh ra nhẹ cân.
- Người mắc bệnh tim mạch hoặc có thành viên gia đình mắc bệnh này.
- Người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc có tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.
- Người béo phì.