1.6. Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Tác dụng của vỏ lựu trong điều trị viêm khớp dạng thấp nhờ chất chống oxy hóa và chống viêm, có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp, chẳng hạn như giảm đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, hợp chất punicalagin trong vỏ lựu còn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp và tổn thương sụn.
1.7. Tốt cho xương khớp
Nhờ giàu khoáng chất thiết yếu và các hợp chất hoạt tính sinh học, chiết xuất vỏ quả lựu có lợi trong việc ngăn ngừa mất xương và tái tạo mô xương mới. Uống trà vỏ lựu thường xuyên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Bên cạnh đó, vỏ lựu còn chứa nhiều chất chống oxy hoá như tannin, polyphenol và flavonoid cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ xương khớp.
Uống trà vỏ lựu có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh (Ảnh: ST)
1.8. Làm chậm quá trình lão hoá
Vỏ lựu cũng thường được biết sử dụng trong việc làm đẹp, đặc biệt loại vỏ này có tác dụng làm chậm các dấu hiệu lão hoá. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất vỏ quả lựu khi kết hợp với dầu hạt giúp tăng cường tổng hợp Procollagen, chống lại các enzym phá vỡ collagen và thúc đẩy tăng trưởng tế bào da. Quá trình này có hiệu quả làm chậm quá trình lão hóa da và làm mờ các nếp nhăn.
1.9. Giảm đau họng
Trong y học cổ truyền, vỏ lựu được sử dụng để giảm cảm lạnh và ho. Bột vỏ lựu được trộn với nước và sử dụng để súc miệng, phương pháp này giúp giảm đau họng khá hiệu quả. Một số bằng chứng còn cho thấy chiết xuất hydro-alcoholic của vỏ quả lựu có tác dụng kháng khuẩn giúp điều trị đau họng và ho.
Để sử dụng vỏ lựu, mọi người có thể đem vỏ lựu phơi khô, sau đó xay mịn thành bột và sử dụng dần. Cách làm rất đơn giản:
- Rửa sạch quả lựu để loại bỏ bụi bẩn, sau đó tách vỏ lựu riêng khỏi hạt.
- Đem vỏ lựu phơi khô với ánh nắng mặt trời, khi nào bạn thấy vỏ lựu săn, héo thì lúc đó vỏ đã khô hoàn toàn.
- Cho vỏ vào máy xay sinh tố hoặc máy chế biến thực phẩm và xay thành bột mịn.
- Cho vào hộp thuỷ tinh đóng kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát
Khi sử dụng bạn chỉ cần dùng khoảng một thìa cà phê bột vỏ lựu pha với nước ấm và thưởng thức như các loại trà khác. Nếu chưa uống quen cũng như để cơ thể thích nghi dần với loại trà này, mỗi ngày bạn sử dụng một ít và tăng dần theo thời gian.
Không chỉ sử dụng để uống, bạn cũng có thể lấy bột vỏ lựu làm mặt nạ đắp mặt, trộn cùng với một chút nước lọc và đắp lên mặt sau khi đã làm sạch. Duy trì đắp mặt nạ vỏ lựu 1-2 lần/tuần bạn sẽ thấy làn da được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, để phòng tránh dị ứng, bạn nên thử một lượng nhỏ mặt nạ vỏ lựu nên tay để xem có xảy ra phản ứng bất thường hay không.
Trên đây là những tác dụng của vỏ lựu đối với sức khoẻ cũng như cách sử dụng. Các nghiên cứu chưa tìm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng vỏ lựu nhưng bạn vẫn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Điều cần lưu ý là khi sử dụng vỏ lựu, bạn nên chọn lựu có nguồn gốc rõ ràng, không có chứa thuốc trừ sâu hoặc chất hoá học khác vì những loại thuốc này đều gây hại cho sức khoẻ.
Nguồn: Tổng hợp