Ấn Độ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xe điện. Ảnh: CNN
'Cuộc cách mạng' hai bánh
Brajesh Chhibber, một đối tác của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, cho biết: "Trong ba năm qua, một lượng lớn động lực đáng kể đã được đưa vào thị trường".
Năm ngoái, gần 7% tổng số xe hai bánh bán ra là xe điện — tăng từ "số lượng gần như không đáng kể của ba năm trước" lên 1 triệu chiếc.
"Đó là một bước nhảy đáng kinh ngạc", ông nói.
Trước đó, Ấn Độ đã thông qua một chính sách được gọi là "FAME" nhằm thúc đẩy phát triển xe điện. Dự án bắt đầu vào năm 2019, đang rót khoảng 1,2 tỷ USD để trợ cấp xe điện cho người tiêu dùng và thiết lập hàng nghìn trạm sạc xe điện trên toàn quốc.
Trợ cấp đã đóng một vai trò rất lớn trong chính sách này.
Ví dụ, một chiếc xe hai bánh tốc độ cao ở Delhi giờ đây có thể chỉ đắt hơn 15% đến 20% so với loại tương đương chạy bằng động cơ diesel. Điều đó đã khuyến khích nhiều người tiêu dùng thực hiện chuyển đổi.
Ather Energy coi quá trình chuyển đổi không khác gì một "cuộc cách mạng", giúp hàng chục công ty khởi nghiệp được hưởng lợi. Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, ít nhất 56 nhà sản xuất xe điện đã nổi lên để đáp ứng nhu cầu .
Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu. Mặc dù đã đạt được một cột mốc quan trọng, nhưng con số 1 triệu chiếc được bán ra vào năm ngoái chỉ là một giọt nước nhỏ so với "tổng số xe hai và ba bánh dự trữ của Ấn Độ là 250 triệu chiếc".
Nhưng do giao thông công cộng ở Ấn Độ tương đối kém phát triển nên những loại phương tiện này - xe tay ga, xe máy và xe kéo - cực kỳ quan trọng, chiếm tới 80% tổng doanh số bán phương tiện.
Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ giúp "gã khổng lồ" dân số châu Á tăng tốc khi chuyển sang xe điện, bởi vì những phương tiện như vậy thường được sử dụng nhiều hơn cho các chuyến đi ngắn hàng ngày so với các chuyến đi đường dài.