Ấn Độ khó lôi kéo các trường đại học quốc tế

Phạm Khánh | 04/03/2023, 12:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đầu tháng 1, Ấn Độ công bố dự thảo hướng dẫn về điều kiện thành lập cơ sở của trường đại học nước ngoài tại Ấn Độ.

Theo đó, các trường đại học đủ điều kiện phải xếp hạng trong top 500 trường hàng đầu thế giới.

Trong khi nhiều người ủng hộ thông báo trên, nhiều học giả bày tỏ mối lo ngại. GS Philip Altbach, chuyên ngành Giáo dục Đại học tại Đại học Boston, Anh, nhận định, các trường đại học nước ngoài sẽ không “đổ xô” đến Ấn Độ vì trở ngại liên quan đến tự do học thuật, học phí, bộ máy nhà nước...

“Trên thế giới, các trường đại học hàng đầu đã thành lập cơ sở tại nhiều quốc gia khác nhau và hưởng tài trợ của chính phủ các nước này. Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ dường như không quan tâm đến điều đó. Các nhà chức trách cần cân nhắc kỹ về các trường đại học mà họ muốn hợp tác”, ông Altbach phân tích.

Đồng tình với quan điểm trên, GS Shahid Jameel, Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo - Oxford, cho rằng giới hạn các trường trong danh sách 500 là quá ít ỏi. Nhiều trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay đã thu hút đông đảo sinh viên đến từ Ấn Độ nên họ không nhất thiết phải thành lập cơ sở tại đây.

Một vấn đề quan trọng khác là học phí. Các trường quốc tế thường có học phí tương đối cao, chỉ phục vụ được một phần nhỏ phụ huynh khá giả nhưng chưa thể cho con du học. Do đó, các trường khó có thể thu hút tuyển sinh từ đại đa số người dân Ấn Độ.

Theo THE

Bài liên quan
Lục địa tan rã, “kim cương bị nguyền rủa” trồi lên ở Ấn Độ?
Mỏ kimberlite Wajrakarur ở bang Andhra Pradesh (Ấn Độ) được cho là nơi đã sinh ra những viên kim cương "bị nguyền rủa" theo cách thức độc nhất vô nhị.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ khó lôi kéo các trường đại học quốc tế