Kiểm soát lượng đường trong máu
Các hợp chất trong khoai lang có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi luộc, khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) thấp, nghĩa là chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thực phẩm có GI cao.
Ngăn ngừa bệnh tim
Nghiên cứu cho thấy khoai lang có thể làm giảm mức cholesterol "xấu", từ đó có thể làm giảm tỷ lệ mắc các vấn đề về tim.
Hỗ trợ giảm cân
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Đánh giá phê bình về Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng, trong khoai lang chứa nhiều tinh bột kháng – chất này có thể hỗ trợ giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo một số cách. Một trong những cách là nó giải phóng các peptide khiến cơ thể bạn nhận biết được sự thèm ăn của bạn, đồng thời nó cũng làm giảm lượng chất béo được lưu trữ trong các tế bào mỡ.
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS Nguyễn Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết, lớp vỏ khoai lang cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do vậy, khi chế biến khoai lang bạn nên hạn chế gọt vỏ khoai. Nên rửa thật sạch lớp đất bẩn phía bên ngoài và luộc ăn cả vỏ.
Trong khoai lang có chứa chất đường, nếu ăn khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị, dẫn đến ợ chua, nóng ruột… Để tránh gặp phải tình trạng này, khoai lang phải được luộc kỹ, nướng thật chín hoặc hấp chín hoàn toàn trước khi ăn. Khi ăn khoai lang mà gặp hiện tượng đầy bụng thì nên uống một chút nước gừng giúp điều hòa tiêu hóa.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Ăn khoai lang mỗi ngày có tốt không?" rồi phải không.