(GDTĐ) - Mía và những thành phần dinh dưỡng của mía sẽ đem lại một số lợi ích khi bạn hấp thụ với lượng vừa đủ. Khi sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các sản phẩm có nguồn gốc từ mía, bạn sẽ nhận được một số lợi ích như:
Do nhiều người thích sử dụng các chất tạo ngọt nên mía được khuyên làm sản phẩm dùng thay thế. Mía mang lại độ ngọt tự nhiên sẽ tốt cho sức khỏe hơn là sử dụng các loại đường tinh chế. Dưới đây là một số công dụng cụ thể của mía:
Giúp lợi tiểu: Mía có đặc tính lợi tiểu giúp cơ thể đào thải nước và lượng muối dư thừa để thận bớt phải làm việc vất vả. Nhờ đó, thận sẽ không rơi vào tình trạng quá tải và khỏe mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước mía hay nước dừa đều là những thức uống có tính mát. Khi sử dụng các loại nước này, bạn sẽ được giải nhiệt, giảm bớt nóng rát do đường tiết niệu gây nên.
Phòng chống dịch bệnh: Trong thành phần của mía chứa chất chống oxy hóa cơ thể cần để xây dựng và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đồng thời, chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự tàn phá của tế bào gốc tự do lên cơ thể. Nhờ ngăn chặn sự tổn thương từ các phân tử gốc tự do, mía giúp làm giảm các vấn đề như: Tiểu đường, sốt rét, nhồi máu cơ tim và ung thư da.
Tăng khả năng trao đổi chất và cải thiện tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai: Nếu bạn thắc mắc ăn mía có béo không thì thật sự, đường luôn là thủ phạm dẫn đến thừa cân béo phì. Tuy nhiên, nếu bạn không tiêu thụ quá nhiều thì mía là thực phẩm hỗ trợ thúc đẩy các chuỗi acid amin trao đổi chất và không gây nên vấn đề tăng cân quá nhanh cho phụ nữ mang thai. Phụ nữ mang thai sẽ bớt buồn nôn, mệt mỏi khi sử dụng nước mía cùng với gừng. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon hơn và nâng cao sức khỏe miễn dịch trong suốt thai kỳ.
Tác dụng với bệnh nhân tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế dung nạp đường vào cơ thể để hạ thấp những chỉ số đang ở ngưỡng báo động. Tuy rằng mía cũng là thực phẩm làm tăng đường huyết nhưng tác dụng của đường mía không gây ảnh hưởng quá lớn như đường tinh chế. Đặc biệt là mật mía, một sản phẩm được cô đặc từ đường mía có vị ngọt thanh mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Ngược lại với đường mía, mật mía là sản phẩm cô đặc nhưng lại giúp hạ đường huyết và ức chế sự sản xuất insulin. Hơn thế, tiêu thụ sản phẩm từ mía sẽ giúp giảm tình trạng huyết áp cao.
Những rủi ro khi ăn mía bạn cần biết
Bên cạnh những lợi ích kể trên, một số người vẫn đặt ra nghi vấn rằng, liệu ăn mía có tốt không? Thông thường, những tác dụng xấu sẽ chỉ xảy ra khi cơ thể chúng ta được cung cấp quá nhiều dẫn đến dư thừa chất không thể chuyển hoá mà tích tụ lại. Sau đây là một số lưu ý để bạn kịp thời tránh khỏi những rủi ro khi sử dụng mía hay các sản phẩm có nguồn gốc từ mía:
Bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch: Theo một số nghiên cứu khoa học, các chế độ dinh dưỡng dung nạp quá tải đường sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong cao hơn với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim hoặc đang bị bệnh về tim. Một vài thống kế đã cho thấy: Nếu ta tiêu thụ trong khoảng 20% calo từ đường thì sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn 38% so với người chỉ tiêu thụ khoảng 8%.
Người mắc chứng huyết áp cao: Chế độ ăn nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động của các phân tử đường và gây nên nguy hại cho chính sức khỏe của bạn. Các vấn đề về huyết áp, tiểu đường, cholesterol tăng cao hay thừa cân béo phì,... là do hấp thụ quá nhiều đường gây nên. Mặc dù đường mía mang lại dinh dưỡng và nhiều lợi ích tốt hơn đường tinh luyện nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn
Hy vọng rằng những chia sẻ trên về vấn đề ăn mía có tốt không đã đáp ứng được câu hỏi của bạn. Bạn nên cân nhắc chế độ ăn và sử dụng sao cho phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân.