Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các biện pháp chủ động phòng ngừa nhiễm khuẩn HP cũng như các loại vi sinh vật gây bệnh khác bao gồm: Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đây là cách ngăn ngừa lây nhiễm đau dạ dày qua đường miệng - dạ dày hoặc phân - miệng, tay là nơi dễ mang mầm bệnh nhất nên đặc biệt cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
Các chuyên gia khuyên nên lựa chọn loại xà phòng sát khuẩn tay sử dụng hàng ngày, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Việc sử dụng chung vật dụng cá nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP và các loại vi sinh vật gây bệnh khác, nhất là dùng chung với người bị đau dạ dày hoặc có dấu hiệu mắc bệnh.
Những vật dụng gồm cốc chén, bát đũa, muỗng thìa tốt nhất nếu trong gia đình bạn có người bị đau dạ dày do nhiễm khuẩn, thì nên chuẩn bị phần ăn riêng để tránh gây lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho những người xung quanh.
Trên đây là những tham vấn của chuyên gia giải đáp cho thắc mắc ăn uống chung với người bệnh dạ dày có bị lây không. Đau dạ dày bị lây không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Căn bệnh này hoàn toàn có khả năng lây lan nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn HP.
Thông thường, khi thăm khám, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để tìm ra chính xác nguyên nhân, trong đó có xét nghiệm vi khuẩn HP. Hy vọng từ những kiến thức trên, bạn sẽ bảo vệ được sức khoẻ của bản thân và những người thân xung quanh.