Áp lực từ lá phiếu tín nhiệm là động lực để cán bộ phấn đấu

Theo Thành Nam | 07/02/2023, 07:59
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc lấy phiếu tín nhiệm là để cán bộ nỗ lực phấn đấu, hoàn thiện bản thân hơn.

Áp lực từ lá phiếu tín nhiệm: Tạo động lực để cán bộ phấn đấu - Ảnh 3.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn vào năm 2018.

Như vậy, áp lực ở đây không phải là tiêu cực mà là tích cực, giúp thúc đẩy và làm cho từng cán bộ được lấy phiếu hoàn thiện bản thân hơn, qua đó từng cơ quan đơn vị sẽ tốt hơn, từ đó sẽ làm cho xã hội và đất nước tốt hơn.

Thông tin với người bỏ phiếu rất quan trọng

Theo ông, việc cung cấp thông tin cho đại biểu (người bỏ phiếu) cần được coi trọng như thế nào để họ có đầy đủ thông tin, cơ sở đánh giá một cách khách quan, công tâm, chuẩn xác với từng người được lấy phiếu?

Rõ ràng việc cung cấp và thu thập thông tin với người bỏ phiếu là vấn đề rất quan trọng. Trong quy định mới này, Bộ Chính trị nhấn mạnh đến việc nâng cao vai trò của người ghi phiếu. Muốn vậy, vấn đề cung cấp, thu thập thông tin cần coi trọng. Trước tiên, người trong diện được lấy phiếu phải cung cấp đầy đủ thông tin, như vậy sẽ phát huy tốt hơn vai trò, trách nhiệm của người bỏ phiếu. Bên cạnh đó, có nhiều kênh thông tin ở từng cấp độ khác nhau.

Chẳng hạn với cấp cơ sở thì cán bộ công chức tham gia bỏ phiếu phải quan tâm, giám sát hoạt động của cán bộ lãnh đạo quản lý ở chính đơn vị mình. Rồi cấp trên cũng phải có những nhận xét, đánh giá về kết quả lãnh đạo quản lý, đồng thời có sự phân loại, để làm cơ sở cho việc đánh giá tín nhiệm. Ngoài ra, người bỏ phiếu có thể căn cứ vào nhiều kênh thông tin khác từ sự giám sát của dư luận xã hội, trên báo chí, của đảng viên nơi sinh sống...

Vào kỳ họp cuối năm này, Quốc hội sẽ lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Với Quy định 96 này, Quốc hội có cần phải sửa đổi Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cho đảm bảo sự tương thích, đồng bộ, thưa ông?

Điều này là cần thiết và tất yếu, vì Đảng quy định lấy phiếu tín nhiệm với cả hệ thống chính trị, trong đó bao gồm cả Quốc hội. Trước kia việc lấy phiếu được căn cứ vào Quy định 262, còn giờ Quy định 96 đã thay thế, được cụ thể hoá với nhiều điểm mới, mục đích yêu cầu đã khác đi, nên Nghị quyết của Quốc hội cũng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Đảng.

Cảm ơn ông !

Theo Tiền Phong
https://tienphong.vn/ap-luc-tu-la-phieu-tin-nhiem-tao-dong-luc-de-can-bo-phan-dau-post1507920.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/ap-luc-tu-la-phieu-tin-nhiem-tao-dong-luc-de-can-bo-phan-dau-post1507920.tpo
Bài liên quan
Bí thư Hà Nội yêu cầu thực hiện tốt lấy phiếu tín nhiệm cán bộ
Theo yêu cầu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, các cấp ủy tiến hành sơ kết giữa nhiệm kỳ thực chất, hiệu quả, làm rõ được ưu điểm để tiếp tục phát huy, những hạn chế, khuyết điểm để đề ra giải pháp tập trung khắc phục; đồng thời tổ chức thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ theo quy định.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Áp lực từ lá phiếu tín nhiệm là động lực để cán bộ phấn đấu