Cam kết gần đây của DFC về việc mở rộng năng lực nhập khẩu sẽ trực tiếp bổ sung cho khả năng của Ba Lan trong việc hợp tác với các nhà xuất khẩu LNG của Mỹ.
Ba Lan có cơ sở hạ tầng khí đốt phát triển tốt. Ảnh: AP
"Cửa ngõ" cho ngoại giao năng lượng
Trong khu vực nói chung, Ba Lan đang nổi lên như một trung tâm năng lượng, có biên giới giáp với các quốc gia vùng Baltic ở phía Bắc, Ukraine ở phía Đông, Slovakia và CH Séc ở phía Nam.
Quốc gia này đã tự hào có cơ sở hạ tầng khí đốt phát triển tốt, với nhà ga LNG Biển Baltic ở Świnoujście, và việc hoàn thành đường ống Baltic được chờ đợi từ lâu nối Ba Lan với các mỏ khí đốt Biển Bắc của Na Uy.
Vị trí chiến lược của Ba Lan được tối đa hóa hơn nữa bởi các chương trình như Sáng kiến Ba Biển (hay 3SI). Sáng kiến này do Ba Lan khởi xướng vào năm 2015, bao gồm 12 quốc gia thành viên EU nằm giữa 3 vùng biển châu Âu: Baltic, Biển Đen và Adriatic.
Trong tương lai, quan hệ đối tác, đầu tư vào các sáng kiến và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ba Lan là phương tiện chính để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung năng lượng của khu vực, cũng như phát triển các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương sâu sắc hơn.
Một trong những mục tiêu chính của 3SI là phát triển kết nối cơ sở hạ tầng năng lượng giữa các nước thành viên trên trục Bắc - Nam, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các đường ống của Nga. Mỹ đã nổi lên như một bên ủng hộ chính cho sáng kiến này, cam kết gần đây nhất là vào tháng 9/2022 sẽ tài trợ tới 300 triệu USD (274 triệu euro).
Cam kết của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đối với an ninh năng lượng của khu vực có vẻ sẽ tiếp tục làm cơ sở cho việc phát triển các nguồn năng lượng xanh và tái tạo, đặc biệt là hiện nay khi châu Âu nhanh chóng rời xa nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Hiện tại, đầu tư của Mỹ vào LNG ở Ba Lan được coi là một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng trước mắt do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra. Tuy nhiên, việc phát triển công suất LNG dường như là một giải pháp tạm thời và là một phương tiện để giảm thiểu việc quay trở lại sử dụng năng lượng từ than trong ngắn hạn. Về dài hạn, Mỹ đã cam kết lên tới 4 tỷ USD (3,6 tỷ euro) cho kế hoạch năng lượng hạt nhân của Ba Lan.
Tóm lại trong tương lai, việc tích hợp cơ sở hạ tầng năng lượng của khu vực có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp LNG cũng như quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo của khu vực.