Việc trẻ vừa ăn và phát hiện trẻ bị nhiễm giun sán là hoàn toàn không có khả năng xảy ra, vì trẻ có thể bị nhiễm giun sán trước đó và từ nhiều nguồn khác nhau như từ việc trẻ thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo, ăn rau sống, ăn tái, hoặc vệ sinh không được sạch sẽ...
Nên sổ giun định kỳ
BS Khanh nhấn mạnh định kỳ từ 3 đến 6 tháng, sổ giun 1 lần, phải có thói quen ăn chín uống sôi, dùng thực phẩm an toàn... Đối với trẻ nhỏ, không nên cho trẻ ôm chó, mèo vì trong phân nước miếng chó mèo có ký sinh trùng hoặc con nít bò dưới đất, đất nhiễm ký sinh trùng.... Tất cả giun sán khi xâm nhập vào cơ thể, đòi hỏi có thời gian ủ bệnh, cơ thể mới tạo ra lượng kháng thể chứ không thể hôm nay ăn, ngày mai có kháng thể xâm nhập vô máu theo chu trình kích thích cơ thể tạo kháng thể, có loại cả mấy tháng sau khi xét nghiệm mới có kết quả nhiễm giun sán.
Theo BS Khanh, hiện nay cái người ta đang bàn là muốn biết nguồn gốc nhiễm giun sán từ đâu, việc này khó tìm. Có thể trẻ do ăn ở đâu đó rồi chứ không hẳn là do ăn heo bị tả lợn mà ra.
Dấu hiệu khi nhiễm sán heo là khi trẻ đi tiêu, sán sẽ tự đi ra theo đường phân hoặc trẻ bị sụt cân, suy dinh dưỡng. Trường hợp nguy hiểm hơn, sán lợn có thể "lạc" lên não làm trẻ co giật, hôn mê, nổi sần trên da thì nên đưa trẻ đến BV thăm khám và xét nghiệm. Vì đôi khi trẻ không phải nhiễm giun sán, mà có thể trẻ đang bị một bệnh lý nền nào khác.
Theo BS Khanh, nếu nghi ngờ ăn phải gì đó mà có thể nhiễm giun sán thì phụ huynh không nên hoang mang, lo lắng chạy ngược chạy xuôi để làm xét nghiệm, thăm khám mà nên cho trẻ uống thuốc sổ giun. Đối với giun sán thì nên dùng albendazol, mebendazol, pyrentel; nhiễm sán lợn thì nên dùng Praziquantel hay albendazol.
Tính đến sáng 18-3, đã có 209 bé tại Bắc Ninh xét nghiệm dương tính sán lợn.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Hiểu rõ về thuốc diệt giun để dùng cho đúng