Bài 2: Đặt bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng phong thủy?

HP | 06/10/2023, 09:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Khi chọn vị trí đặt bàn thờ gia tiên trong nhà, bên cạnh vấn đề phong thủy, gia chủ cũng cần quan tâm đến hướng đặt bàn thờ theo tuổi để chọn được vị trí đặt bàn thờ thích hợp nhất.

Hướng đặt bàn thờ gia tiên

Vì bàn thờ là yếu tố tâm linh, thuộc về âm tính và mang tính hướng nội nên gia chủ cần đặt bàn thờ theo hướng dương tính để cân bằng âm dương. Gia chủ có thể chọn đặt theo hướng Tây Bắc, bởi đây là hướng mặt trời mọc có thể mang lại nguồn dương khí vô cùng lớn.

Mỗi tuổi sẽ hợp với những phương vị khác nhau.

Gia chủ mang một trong các tuổi: Thân, Tí, Thìn thì nên đặt bàn thờ gia tiên tại các phương vị ở: Cung Thìn: hướng Đông Nam, tốt về học vấn, thi cử; Cung Tý: hướng Bắc, tốt về công danh sự nghiệp; Cung Mão: hướng Đông, tốt về mối quan hệ xã hội.

Nếu chủ nhà mang các tuổi Hợi, Mão, Mùi thì nên đặt bàn thờ gia tiên tại các phương vị thuộc Cung Tý: hướng Bắc, tốt về công danh sự nghiệp; Cung Mão: hướng Đông, tốt về mối quan hệ xã hội.

Gia chủ là người mang tuổi Tỵ, Dậu, Sửu thì nên lựa chọn đặt bàn thờ tại các cung: Cung Sửu: hướng Bắc, tốt về công danh sự nghiệp; Cung Mão: hướng Đông, tốt về mối quan hệ xã hội.

Khi tìm hướng đặt bàn thờ gia tiên, gia chủ cũng nên tránh đặt bàn thờ tại các hướng xấu sau để tránh ảnh hưởng đến phong thủy trong nhà.

Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ tức các hướng Đông Bắc, Tây Nam.

Không đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam nhìn ra phía hướng Đông Bắc.

Không đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn về phía Tây Nam.

ban-tho-2(1).jpg

Bài trí bàn thờ gia tiên

Khi lập bàn tờ gia tiên cần phải biết:

Bàn thờ gia tiên lúc nào cũng cần sạch sẽ, sử dụng khăn sạch, chổi sạch để thường xuyên lau dọn bàn thờ gia tiên.

Không kê bàn thờ quá lộ liễu vì dương thế sẽ bị thoát ra ngoài, ảnh hưởng tới gia chủ và thành viên trong nhà.

Các đồ vật trang trí trên bàn thờ gia tiên: Các vật phẩm thờ cúng như bánh kẹo, nước ngọt, rượu, … được bài trí xung quanh bàn thờ, sao cho không được che lấp bát hương và di ảnh thờ. Lưu ý, không nên lạm dụng kim lộc tiền vàng xung quanh bàn thờ không rõ nguồn gốc.

Ánh sáng trong phòng thờ cần hài hòa, phù hợp với không gian. Không nên sử dụng bóng đèn có màu tối, u ám trong phòng thờ sẽ tạo cảm giác lạnh lẽo. Không nên treo đèn chùm có kích thước lớn trong phòng thờ. Cũng không nên bố trí đèn trong phòng thờ ở hướng chiếu thẳng vào người ngồi lễ cúng.

Tránh sử dụng các mẫu đèn điện có quá nhiều màu sắc khác nhau trên bàn thờ gia tiền.

Bát hương là vật quan trọng nhất của bàn thờ nên cần đặt vị trí trung tâm. Số lượng bát hương thường là số lẻ, điển hình và phổ biến nhất là 3 bát hương. Đối với môt số gia đình có bàn thờ nhỏ tối giản không gian thờ có thể sử dụng 1 bát hương.

Bình hoa tươi thường được đặt bên tay phải theo hướng đông, theo quan niệm “Đông bình tây quả”. Cắm hoa vào ngày rằm, mùng một. Ngày thường không nên cắm hoa.

Mâm ngũ quả đặt phía bên trái của bình hoa.

Di ảnh thờ thường dùng bằng khung ảnh hoặc đúc tượng thờ bằng đồng.

Ngai chén thờ, dùng để đựng nước sạch hoặc đựng rượu để cúng.

Đèn dầu hoặc chân nến thường được thắp vào những lúc có dịp cúng, giỗ... để mong tổ tiên phù hộ cho cả gia đình, đồng thời để những người đã khuất về sum vầy bên con cháu.

ban-tho-30.png

Phối thờ Bà Cô, Ông Mãnh

Bà Cô, Ông Mãnh là những người nữ, người nam chết trẻ (từ 12-18 tuổi), chưa lập gia đình và rất quyến luyến với người thân. Sau khi mất, Bà Cô Ông Mạnh chưa vội đi đầu thai mà ở lại, phù hộ và che chở cho con cháu trong nhà.

Bà Cô, Ông Mãnh che chở sức khỏe cho các em bé, tránh tai nạn đáng tiếc, soi đường chỉ lối cho con cháu ăn nên làm ra, cầu danh cầu tài.

Nếu có điều kiện thì gia chủ lập bàn thờ Bà Cô, Ông Mãnh riêng để bày tỏ sự trân quý và tấm lòng thành kính với người đã khuất. Tuy nhiên, nhiều gia chủ cũng chọn phối thờ Bà Cô, Ông Mãnh vào bàn thờ gia tiên để tiện cho việc chăm sóc.

Khi phối thờ Bà Cô, Ông Mãnh vào bàn thờ gia tiên cần chú ý cách bài trí phù hợp, tránh mạo phạm tới tổ tiên. Bát nhang thờ Bà Cô, Ông Mãnh phải đặt bên trái, thấp hơn bát nhang thờ tổ tiên một bậc để tránh đánh đồng vai vế. Bài vị hoặc di ảnh của Bà Cô, Ông Mãnh bày theo thứ tự “Nam tả, nữ hữu – Ông Mãnh bên trái, Bà Cô bên phải”.

Khi cúng tế, nếu người cúng ngang vế với người đã khuất thì chỉ cần thành tâm khấn vái là đủ. Nhưng nếu người cúng thuộc vai vế nhỏ hơn thì cần phải hành lễ trước khi cầu nguyện.

Vì kính vọng tổ tiên, người Việt coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với việc thờ cúng. Người ta sử dụng ngày người chết để làm giỗ. Sau giỗ đầu, tức là ngày người mất tròn một năm (tính theo âm lịch) thì bát nhang thờ sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thờ chung với tổ tiên.

Người Việt Nam quan trọng quen hệ huyết thống nên ngoài ngày giỗ gia tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ.

Mỗi họ đều có gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ “vấn tổ tầm tông”. Con cháu trong họ lập Từ đường để thờ vị Thủy tổ.

Thờ cúng tổ tiên chính là nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Việt./.

(Tổng hợp)

\

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 2: Đặt bàn thờ gia tiên thế nào cho đúng phong thủy?