Bài thuốc từ cây rau sam thường dùng trong dân gian

Phạm Hoa | 07/10/2023, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Bên cạnh công dụng là thực phẩm giàu dinh dữơng, rau sam còn là vị thuốc Đông y chữa nhiều loại bệnh.

Cây rau sam còn có nhiều tên gọi khác như mã xỉ hiện, mã xỉ thái, trường thọ thái...Sam thường mọc hoang ven đường, bờ ruộng. Có thể dùng toàn cây làm thuốc.

Đặc điểm cây rau sam

Thân cây có màu đỏ tía, trơn nhãn và mọc bò trên mặt đất, chiều dài trung bình của cây khoảng từ 10 - 30 cm.

Lá cây trơn bóng hình bầu dục dài và thường không có cuống, chiều rộng khoảng 8 - 14mm , chiều dài khoảng 1,5 - 2 cm. Lá cây mọc vòng quanh hoa.

Hoa không có cuống bọc ở đầu ngọn, hoa nhỏ và có màu vàng tươi. Quả có hình cầu, chứa nhiều hạt bên trong. Hạt màu đen bóng.

Rễ cây rau sam dạng rễ cái chính rồi mọc thêm nhiều sợi mảnh. Cây rau sam dễ phát triển và có thể sống ở những nơi đất cứng khô nghèo dinh dưỡng.

cay-rau-sam-bai-thuoc-thuong-dung-trong-dan-gian.png
Rau sam được nhiều người ca ngợi là loại ra thần dược.

Hầu hết các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, trừ rễ. Dược liệu thường được thu hái vào mùa hè, mùa thu.

Thông thường chỉ dùng loại cây rau sam có thân to và đỏ tươi. Dược liệu sau khi thu hái có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô cất dùng dần.

Một số bài thuốc Nam có raam thường dùng trong dân gian

Chữa viêm tuyến vú: Rau sam 50g, phác tiêu 6g, giã nát đắp vào chỗ đau.

Chữa đái ra máu: Rau sam 60g, mã đề 7 cây. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 3 ngày, kiêng thức ăn cay.

Chữa lỵ: Rau sam 30g, lá mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Hoặc: Rau sam 30g, hoa dâm bụt trắng 15g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm gan virus: Rau sam 150-400g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

rau-san-la-loai-rau-dan-da-nhung-mang-lai-nhieu-cong-dung.png
Rau sam là loại rau dân dã nhưng mang lại rất nhiều công dụng.

Chữa quai bị: Rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng đau.

Chữa rôm sảy: Rau sam tươi lượng vừa đủ, giã nát lấy nước pha tắm.

Thị ngộ độc thuốc. Dùng một nắm cây rau sam tươi rửa sạch nhiều lần, sẽ tốt hơn nếu rửa chúng với nước muối pha loãng, cho vào máy xay nhuyễn, rồi chắt lấy phần nước để uống, phần bã dùng để đắp vào rốn.

Chữa dịch sản hậu ra nhiều: 60g rau sam khô rửa sạch sắc lấy nước, chia làm 2 lần dùng.

Trị giun: 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước. Uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng trước khi ăn. Uống liền trong 3 - 4 ngày sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.

Trị chướng bụng: 300 đến 500 rau sam, rửa sạch chia làm 2 lần dùng, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành canh hơi sệt.

Trị chứng ngứa âm đạo: Dùng rau sam khô hoặc tươi, sắc lấy nước ngâm rửa âm đạo. Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi trưa và tối trước khi đi ngủ.

Trị vết thương do côn trùng, rắn rết cắn: Lấy một nắm cây rau sam rửa sạch, rồi giã nát lấy phần nước cốt để uống, phần bã dùng để đắp lên vị trí tổn thương. Sau khi dùng thuốc, cần đưa bệnh nhân đến ngay trạm y tế gần nhất bởi đây chỉ là biện pháp hỗ trợ.

Lưu ý

Không nấu quá chín, đun sôi quá lâu

Không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Người bệnh có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, cần phối hợp vốn với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ khí sử dụng loại rau này.

Người có tiền sử sạn thận nên thận trọng khi dùng loại dược liệu này.

Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, rau sam chứa trên 44 hợp chất hữu ích cho sức khỏe con người như flavonoid, alkaloid, acid hữu cơ, các loại vitamin PP, B1, B2, C, A, sắt, magie, canxi, kali, oxalic… Trong đó flavonoid được xem là hợp chất chủ yếu và có nhiều tác dụng sinh học nhất của rau sam.

Trước đây, rau sam mọc dại nhiều nên người dân lấy nó về làm rau ăn đổi bữa. Tuy nhiên, rau sam vẫn có dược tính rất mạnh, chỉ nên dùng 50 – 100g/ ngày. Nếu có ý định sử dụng rau sam để chữa bệnh thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài thuốc từ cây rau sam thường dùng trong dân gian