Bạo lực học đường và 'lời gan ruột' của người trong cuộc

26/04/2023, 11:06
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô Ngô Thúy Nga – giáo viên Trường THPT Nghi Lộc 3, huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã có những chia sẻ “đau đáu” về vấn đề bạo lực học đường...

+ Áp lực công việc lớn. Các công việc "không tên" của giáo viên quá nhiều, thủ tục hành chính rắc rối... Ngoài giảng dạy và chủ nhiệm, họ phải làm đủ thứ việc: Kế hoạch bài dạy, ra đề thi, chấm kiểm tra, thu tiền, họp cơ quan, họp tổ chuyên môn... Luật quy định được nghỉ hè thì giáo viên lại phải đi coi thi, chấm thi, học chuyên đề, học chứng chỉ nọ, chứng chỉ kia. Các ngày Quốc lễ, ngành khác được nghỉ thì giáo viên phải dạy bù chương trình...

Trên đời này, phàm làm cái gì có hứng thú mới có động lực. Khi có động lực thì dẫu công việc có nặng nề mấy cũng không mệt mỏi, như thế thì mới có hiệu quả thực sự. Và đặc biệt, mọi áp lực lên một cá nhân nào đó luôn có trạng thái dịch chuyển trở thành thành bạo lực (trút lên đầu con cái hoặc học sinh)…

Bạo lực học đường và 'lời gan ruột' của người trong cuộc ảnh 4

Hãy để thầy cô có khoảng trống tự do để đầu tư vào chuyên môn và hứng thú, sáng tạo trong công việc của mình. Ảnh: NVCC.

+ Tinh thần đấu tranh quá yếu của giáo viên trước những mặt trái của xã hội, điều sai trái trong nhà trường ảnh hưởng đến thân thể, nhân phẩm, quyền lợi của học sinh. Vì ai cũng sợ bị trù dập, ai cũng ghét lôi thôi, ghét những chuyện đau đầu. Mọi người với tâm lý “đấu tranh tránh đâu”. Đồng thời, ai cũng nghĩ có những chuyện khiến mình bận lòng quá thì buông đi cho nhẹ nhõm.

Hậu quả khiến cho cái xấu có nguy cơ lan tràn và những điều tốt đẹp cứ thế thu hẹp dần đi. Mặt khác, chúng ta cũng không thể làm gương cho học trò được. Thế nên hãy ngừng đòi hỏi khi học sinh không dám dũng cảm bảo vệ cho những điều đẹp đẽ, chân lý, không đủ dũng khí tố cáo những bạn là thủ phạm của nạn bạo lực học đường, cũng như các tệ nạn xã hội khác.

- Vì đây đó có một số giáo viên không có tâm lành. Mà đã là ác tâm, xin đừng làm nghề giáo viên. Đồng thời, đây đó, một số giáo viên kỹ năng xử lý tình huống sư phạm rất kém. Trên đời này có ai mà không mắc sai lầm. Tuy nhiên, đáng lẽ lỡ mắc lỗi thì nên bản lĩnh đối mặt với lỗi lầm, chấp nhận lỗi lầm về phía mình một cách chân thành và xin lỗi ngay.

Nhưng trên thực tế có những giáo viên vẫn ngoan cố khi mắc lỗi, dù là lỗi xâm phạm thậm tệ đến thân thể và nhân phẩm học trò. Mà tất cả mọi hành vi đổ lỗi và cố tình ngụy biện để che giấu lỗi đều chỉ có thể làm cho lỗi lầm càng nghiêm trọng hơn. Đồng thời, chúng ta không thể làm gương cho trò về một bài học xử lý tình huống khi mắc lỗi. Từ đó dẫn đến một số học sinh bất mãn, ức chế với thầy cô, dễ gây ra hành vi bạo lực…

Bạo lực học đường và 'lời gan ruột' của người trong cuộc ảnh 5

Thầy cô hạnh phúc thì cũng biết cách để xây dựng trường học hạnh phúc, học trò hạnh phúc. Ảnh: NVCC.

Nguyên nhân cuối cùng là từ xã hội. Văn hóa bạo lực như trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi game mang xu hướng bạo lực…ngày càng tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Dẫn đến, những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc với những loại hình ấy. Từ đó, sinh ra tâm lý bạo lực học đường ở ngoài đời.

- Kết giao với những người bạn phạm tội có thể làm tăng nguy cơ trẻ vị thành niên tham gia vào hoạt động bất hợp pháp và bạo lực.

- Tin tức tiêu cực có thể khiến thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ về sự an toàn của mình, điều này có thể khuyến khích các em sử dụng những biện pháp cực đoan để phòng vệ...

Hạn chế bằng cách nào?

Trẻ bị bạo lực học đường thương có biểu hiện:

- Vẻ mặt buồn rầu, hoặc lầm lì, ít nói, dễ cáu giận, hoặc tự nhốt mình trong phòng kín, không muốn gặp gỡ, giao tiếp với người khác, thậm chí là gia đình.

Giáo dục hiện đại đòi hỏi chương trình giáo dục hãy dạy cho học sinh những điều thực sự cần thiết và cũng đòi hỏi các nhà sư phạm hết sức thận trọng. Chỉ cần sai sót, chúng ta có thể đẩy trẻ em vào các triệu chứng tâm thần, thậm chí đẩy chúng vào chỗ nguy hiểm đến tính mạng.

- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.

- Sách vở, vật dụng cá nhân bị mất hoặc bị phá hoại.

- Có dấu hiệu giả bệnh, để không phải đến trường.

- Thói quen ăn uống thay đổi như bỏ ăn hoặc ăn quá ít.

- Gặp những vấn đề sức khỏe như rụng tóc, đau đầu, đau bụng thường xuyên.

- Có các hành vị tự hại bản thân, tệ nhất là có suy nghĩ tự sát, hoặc có biểu hiện muốn tự tử.

- Có những vết thương thể chất như các vết trầy xước, bầm tím không thuộc các vị trí do bất cẩn gây ra...

Với trẻ là thủ phạm gây bạo lực học đường ngày càng trở nên dễ bất mãn, hung hãn, dễ ức chế.

- Có bạn bè là người bạo lực học đường.

- Không có trách nhiệm về các hành vi của mình.

- Dễ tham gia vào các mâu thuẫn bằng thể xác hoặc lời nói.

- Có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc không thừa nhận lỗi sai của mình...

Giải pháp tối ưu nhất cho việc này, chính là có một môn Kỹ năng sống trong trường học, dành cho học sinh từ mầm non cho đến đại học, độc lập như những môn học khác, trong chương trình chính khóa.

Bạo lực học đường và 'lời gan ruột' của người trong cuộc ảnh 6

Với bạo lực học đường, "hãy phòng hơn chống, đó luôn là công lý"!. Ảnh: NVCC.

Có những giải pháp nằm ngoài khả năng của chúng ta – những người làm bố mẹ/thầy cô, vì nó phụ thuộc vào cơ chế xã hội. Tuy nhiên, chúng ta (gia đình, bản thân học sinh, nhà trường) hãy ngừng lại việc nêu khẩu hiệu chung chung, ngừng lại việc than vãn, đau đớn, ngừng lại việc đổ lỗi cho một ai, cho một tập thể nào khi có những câu chuyện đau lòng xảy ra.

Thay vào đó là hãy có hành động thiết thực, ý nghĩa kịp thời, khả thi. Bởi vì - câu chuyện bạo lực học đường không của riêng ai, trách nhiệm thuộc về tất cả chúng ta. Bởi vì - nếu không hành động kịp thời, con trẻ và ngay cả chính chúng ta, có thể, sẽ trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm gây ra những câu chuyện đáng tiếc không thể cứu vãn!

Thiết nghĩ, nếu chúng ta có trách nhiệm, dám đối mặt nghiêm túc nhìn vào thực trạng, có hiểu biết nhất định về bạo lực học đường, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cùng đồng lòng, tất cả vì con trẻ thì thiết nghĩ sẽ hạn chế được tình trạng nghiêm trọng, nhức nhối trên khi chưa quá muộn.

Phòng hơn chống. Điều đó luôn luôn là chân lý!

Bên cạnh việc bảo vệ để con không trở thành nạn nhân của bạo lực học đường, cha mẹ cần gần gũi, tâm lý, quan sát các biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện kịp thời. Cha mẹ, thầy cô cần xem xét lại nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, có hành động phù hợp để ngăn chặn trẻ tiếp tục hành vi.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/bao-luc-hoc-duong-va-loi-gan-ruot-cua-nguoi-trong-cuoc-post636140.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/bao-luc-hoc-duong-va-loi-gan-ruot-cua-nguoi-trong-cuoc-post636140.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bạo lực học đường và 'lời gan ruột' của người trong cuộc