- Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo giúp trẻ học được cách kết bạn, trò chuyện và chia sẻ đồ chơi với nhau. Trẻ cũng được hình thành khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.
- Hình thành khả năng tự lập: Đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, đi ngủ đúng giờ. Bé cũng sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.
- Đi học quá sớm khiến trẻ bị mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an và mất đi sự cân bằng nội tâm, nhất là những trẻ có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên chống đối khi lớn.
- Các chuyên gia ở Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ có vai trò lớn nhất trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên trao những trách nhiệm này cho giáo viên mầm non quá sớm.
- Trẻ đi học quá sớm có nguy cơ gặp phải căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Điều này càng nghiêm trọng khi trường áp dụng chương trình học nặng nề, nhồi nhét kiến thức.
- Trẻ đi học sớm dễ ốm hơn vì đề kháng của con còn non nớt. Thêm vào đó, trẻ có nhiều nguy cơ bị bắt nạt hơn khi chưa thể tự nói hay biểu đạt ngôn ngữ tốt.
Trên thực tế, câu hỏi này không có công thức chung và chưa có nghiên cứu nào cụ thể. Bằng chứng là ở mỗi gia đình lại quyết định cho con đi học theo các lứa tuổi khác nhau. Với các gia đình có ông bà trông nom, phụ huynh thường cho con đi học muộn một chút từ 3-3,5 tuổi. Tuy nhiên, một số khác bố mẹ phải đi làm sớm thì bé có thể đến trường ngay từ lúc vừa tròn 6 tháng hoặc chỉ vừa 1 tuổi.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ nhiều bậc phụ huynh, thời điểm thích hợp nhất để bé đi học chính là từ 18 tháng - 2 tuổi. Đây được coi là giai đoạn vàng để bé hình thành tính cách và khả năng giao tiếp xã hội. Thêm vào đó, con dễ hòa nhập hơn so với các bé đã nhận thức tốt.
Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có tính cách khác biệt nên bố mẹ cần quan sát, tìm hiểu, thậm chí là thử cho con đi học nếu cần để xem khả năng thích ứng của con mình như thế nào. Từ đó mới lựa chọn phương án cuối cùng.
- Phụ huynh không làm phiền quá mức:Sau khi cho con đi nhà trẻ, nhiều bà mẹ rất lo lắng nên hở một chút là lại nhắn tin, gọi điện để hỏi thăm tình hình của con mình, họ hoàn toàn không quan tâm giáo viên có đang bận hay không.
Mặc dù giáo viên có thể hiểu được sự lo lắng này nhưng phụ huynh cũng cần phải hiểu cho sự vất vả của các giáo viên mầm non, khi một người phải chăm sóc cho cả một lớp học hơn 10 đứa trẻ. Đặc biệt là với những đứa trẻ mới đi học mẫu giáo, ở độ tuổi 3 - 4 tuổi có rất nhiều vấn đề xảy ra và giáo viên phải luôn túc trực xử lý, thật khó để họ cầm điện thoại trả lời tin nhắn.
- Dạy con biết cách diễn đạt vấn đề: Trước khi vào mẫu giáo, cha mẹ cần dạy con mình biết nói ra chính xác những mong muốn và nhu cầu của bản thân thay vì dùng tiếng khóc để biểu đạt sự khó chịu của mình. Nếu một đứa trẻ nói rõ vấn đề mình đang cần, chắc chắn giáo viên sẽ sẵn sàng giúp đỡ ngay. Cha mẹ dạy con cách thể hiện cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc là điều rất quan trọng.