Thủ phạm hóa ra là một con mèo
Sau khi xuất viện, thị lực của Xiaomei hồi phục nhẹ nhưng vẫn rất mờ. Bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm Bartonella, hay còn gọi là bệnh mèo cào. Khi xét nghiệm, bác sĩ đã phát hiện vi khuẩn Bartonella trong thủy dịch ở mắt phải Xiaomei.
Sau khi tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ tích cực điều trị triệu chứng và tái khám liên tục cho Xiaomei, cuối cùng, thị lực của cô bé đã dần trở lại mức 8/10.
Các bác sĩ cho biết, bệnh mèo cào là bệnh lây truyền từ động vật sang người do vi khuẩn Bartonella gây ra, thường lây nhiễm qua vết xước, vết cắn hoặc liếm vào vết thương hở trên cơ thể của vật nuôi như chó, mèo. Biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng, chủ yếu là sưng to các hạch bạch huyết tại chỗ, đối với người trưởng thành có chức năng miễn dịch bình thường, diễn biến bệnh hầu như tự giới hạn và sẽ tự khỏi sau 1 đến 3 tháng. Ở trẻ em có chức năng miễn dịch kém, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, bao gồm cả triệu chứng nhiễm trùng toàn thân và ở mắt, giống như trường hợp của Xiaomei.
Bệnh mèo cào rất hiếm gặp, vì vậy, hiểu biết lâm sàng về bệnh vẫn còn tương đối hạn chế nên mọi người dễ bị chẩn đoán sai. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất thị lực nghiêm trọng.
Cách phòng ngừa bệnh mèo cào
Các bác sĩ khuyến cáo, những người nuôi mèo cưng tại nhà nên tẩy giun cho mèo thường xuyên và khám sức khỏe, tránh tiếp xúc giữa mèo nhà và mèo hoang để tránh cho thú cưng của mình bị nhiễm bệnh.
Chức năng miễn dịch của trẻ còn yếu nên cố gắng tránh tiếp xúc với mèo con, không nên để mèo liếm vết thương. Cắt móng cho mèo thường xuyên và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với mèo.
Nếu bạn bị mèo cào hoặc cắn và bị đỏ mắt hoặc mờ mắt, hãy đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị chuyên môn, ngăn ngừa bệnh mèo cào.