Bí ẩn về hàng nghìn tỷ tấn nước bị Trái đất "nuốt chửng" mỗi năm đi về đâu?

Th | 21/09/2021, 09:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science, khoảng 3 nghìn tỷ tấn nước được Trái đất tiêu thụ mỗi năm.

Nhưng vì công trình nghiên cứu này đòi hỏi thời gian và tâm sức để nghiên cứu nên các nhà khoa học mới thu được những con số tạm thời. Do đó, để xác minh kết quả này, các nhà khoa học đã bố trí đặc biệt một mạng lưới cảm biến địa chấn xung quanh rãnh Mariana. Mặc dù nhóm chuyên gia có thể đánh giá độ sâu của nước ngầm dựa trên dữ liệu nhưng họ không thể tính được khối lượng và chất lượng của nước.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do sự va chạm giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vì vỏ lục địa nhẹ hơn và dày hơn, nên vỏ đại dương chìm dần xuống dưới tác dụng của trọng lực. Lúc này, một lượng lớn nước sẽ đổ vào "lỗ hổng" trong tầng địa chất này.

nui-lua-1.jpeg
Gỉa thuyết cho rằng nước sẽ được trở lại bề mặt Trái đất thông qua núi lửa.

Theo các báo cáo liên quan, những nguồn nước bị Trái đất "nuốt chửng" sẽ quay trở lại bầu khí quyển thông qua hơi nước của vụ phun trào núi lửa, và sau đó trở lại bề mặt thông qua mưa. Điều này tạo thành một mô hình chu trình nước. Nhưng ý tưởng này đã bị một số nhà khoa học phản đối và chưa có kết luận chính thức.

Dù vậy, thực tế thì nguồn nước trên Trái đất giống như máu của con người. Nó vẫn luôn luân chuyển tạo thành một vòng tuần hoàn, và hiện tượng này đã được duy trì hàng trăm triệu năm. Nếu nước bị nuốt vào Trái đất không trở lại bề mặt ở dạng khác, thì sẽ không tồn tại vạn vật trên đời.

Bài liên quan
Những điểm khám phá Hà Nội đẹp nhất tháng 7/2021
Các điểm khám phá Hà Nội đẹp nhất tháng 7/2021 hợp với thời tiết, khung cảnh để các bạn trẻ có thể vùa thưởng lãm cảnh đẹp, lại có thể chụp ảnh thoả thích.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí ẩn về hàng nghìn tỷ tấn nước bị Trái đất "nuốt chửng" mỗi năm đi về đâu?