Những bí ẩn về sức mạnh từ giọng nói của mẹ với trẻ sơ sinh

VH | 14/09/2021, 07:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Giọng nói của mẹ giúp trẻ sơ sinh cải thiện sức khoẻ khi phải nhập viện. 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ có thể phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.

Giọng nói của một người mẹ có sức mạnh đặc biệt. Giọng nói của mẹ có thể mang lại sự thoải mái và cải thiện sức khoẻ khi trẻ sơ sinh phải nhập viện. Đồng thời, có thể định hình cách trẻ sơ sinh xử lý ngôn ngữ trong não. Giọng nói của mẹ cũng giúp trẻ đối phó với đau đớn và căng thẳng.

Điều gì xảy ra khi một đứa trẻ nghe thấy giọng nói của mẹ?

giong-noi-1.jpeg

Vào ba tháng cuối của thai kỳ, trẻ có thể nghe thấy mẹ nói chuyện và phản ứng với những gì bé nghe được. Khi đó, trẻ cử động và nhịp tim cũng thay đổi.

Trẻ đồng thời có thể nhận biết được sự khác biệt giữa giọng nói của mẹ và người lạ. Nghiên cứu của Carvalho và cộng sự vào năm 2019 chỉ ra rằng, trẻ có thể phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài. Vì vậy, trẻ sơ sinh không phải là không biết gì về giọng nói. Thực tế, bé đã có kinh nghiệm nhờ “lắng nghe”.

Khi lớn hơn, trẻ tiếp tục có xu hướng thích nghe mẹ nói. Trẻ có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc lắng nghe mẹ. Dưới đây là những điểm nổi bật:

Trẻ sơ sinh thích giọng nói của mẹ hơn

giong-noi-cua-me2.jpeg

Trẻ sơ sinh dù vài ngày tuổi cũng có thể xác định giọng nói của mẹ. Trẻ được cho là thích giọng nói của mẹ hơn những người phụ nữ khác. Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh nghe giọng nói được phát qua loa. Các nhà khoa học nhận thấy, sự quan tâm của trẻ nhiều hay ít tùy thuộc vào giọng nói chúng nghe được. Khi nghe thấy giọng nói của mẹ, trẻ sẽ chăm chú hơn. Đồng thời, trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn để quay đầu về hướng của loa.

giong-noi-3.jpg

Cải thiện kết quả ở trẻ sơ sinh phải nhập viện

Khi sinh non, trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khoẻ. Vì vậy, nhiều trẻ sinh non phải dành thời gian trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, việc cho trẻ tiếp xúc với giọng nói của mẹ có thể làm tăng sự ổn định và thúc đẩy quá trình tăng cân lành mạnh. Bên cạnh đó, giọng nói của mẹ giúp trẻ sơ sinh nhập viện có thể đối phó với cơn đau.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Chen và cộng sự chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh ít phản ứng đau hơn trước các thủ thuật y tế (như lấy máu), khi chúng nghe mẹ nói chuyện.

giong-noi-2.jpeg

Tác dụng đặc biệt đối với việc xử lý ngôn ngữ

Cha mẹ thường sử dụng một thanh âm đặc biệt khi nói chuyện với trẻ sơ sinh. Giọng của họ nhẹ nhàng, bay bổng hơn. Tốc độ giọng nói cũng chậm hơn và lặp lại một số từ chính nhất định.

“Lời nói dành cho trẻ sơ sinh” này thu hút sự chú ý của trẻ. Đồng thời, có thể đẩy nhanh tốc độ học ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Khi nghe giọng nói của mẹ với người phụ nữ lạ, trẻ sơ sinh không phản ứng theo cùng một cách. Ngay cả khi hai người cùng sử dụng “giọng nói dành cho trẻ” và nói chính xác những từ giống nhau, cách trẻ phản ứng cũng sẽ khác.

Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Uchida - Ota và cộng sự vào năm 2019, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ hình ảnh não. Nhờ đó, xem cách não của trẻ sơ sinh xử lý âm thanh giọng nói. Kết quả là, khi lắng nghe mẹ mình, mạng lưới não trước bên trái và bên phải hoạt động nhiều hơn. Đây là mạng lưới não kết nối các khu vực liên quan xử lý ngôn ngữ và giọng nói.

Bài liên quan
Cách dạy con của ca sỹ Mỹ Linh khiến không ít phụ huynh ngưỡng mộ
Con trai đang du học Úc bị mất việc làm thêm vì dịch bệnh nên lo lắng không yên. Ca sĩ Mỹ Linh gửi lời động viên lay động trái tim.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những bí ẩn về sức mạnh từ giọng nói của mẹ với trẻ sơ sinh