Bình đẳng giới trong giáo dục: Cần chính sách đủ mạnh, đầu tư thỏa đáng

Hiếu Nguyễn (thực hiện) | 08/03/2023, 10:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chia sẻ kết quả cũng như hạn chế khi triển khai bình đẳng giới trong giáo dục...

Công tác tham mưu, chăm lo bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Chưa chú trọng, quyết liệt đảm bảo tỷ lệ nữ trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ, nhất là chức danh có thẩm quyền ra quyết định. Một bộ phận nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động có tư tưởng tự ti, an phận, chưa sẵn sàng tham gia các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Hoạt động của Ban VSTBPV chưa được nhiều đơn vị quan tâm đầu tư thỏa đáng. Ban VSTBPV, cán bộ làm công tác VSTBPV là kiêm nhiệm, thay đổi thường xuyên, thiếu kinh nghiệm, ít nghiên cứu nghiệp vụ tổ chức hoạt động, chưa chú trọng tập huấn về kỹ năng nên ảnh hưởng phần nào tới chất lượng hoạt động, triển khai kế hoạch. Không ít đơn vị, địa phương có biểu hiện khoán trắng công tác này cho Ban Nữ công Công đoàn. Cá biệt có đơn vị chưa xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể, phù hợp; chưa coi trọng công tác kiểm tra, giám sát. Việc kiện toàn Ban VSTBPV chưa kịp thời, hoạt động chưa rõ nét, có biểu hiện xem nhẹ hoạt động này. Việc bố trí nguồn lực thiếu sự quan tâm, chưa chủ động bố trí kinh phí để thực hiện. Không tổ chức tập huấn theo chuyên đề về giới mà phải tổ chức lồng ghép cùng các hoạt động khác. Chưa coi trọng chế độ thông tin, báo cáo, gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, đánh giá, tổng hợp.

Các chỉ tiêu thống kê được ban hành, tuy đã thể hiện rõ về giới, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn nhất định. Một số chỉ tiêu phải tính toán và có liên quan đến số liệu về tổng dân số. Nhưng số liệu này do Tổng cục Thống kê công bố chưa được phân chia đầy đủ theo tổ như các chỉ tiêu thống kê của Bộ GD&ĐT.

Bình đẳng giới trong giáo dục: Cần chính sách đủ mạnh, đầu tư thỏa đáng ảnh 2

Công đoàn Giáo dục Hà Nội khen thưởng nữ nhà giáo có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Ảnh minh họa.

Tiếp tục thay đổi nhận thức về BĐG

- Từ thực tế, Bộ GD&ĐT rút ra những bài học kinh nghiệm gì để triển khai tốt hơn công tác BĐG giai đoạn tới, thưa Thứ trưởng?

- Bài học kinh nghiệm đầu tiên là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật BĐG, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác BĐG và VSTBPV. Lựa chọn phương thức truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức về BĐG. Lồng ghép hiệu quả nội dung BĐG, chú trọng biện pháp thúc đẩy BĐG, chính sách hỗ trợ nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên. Triển khai hiệu quả phong trào thi đua, cuộc vận động trong ngành, làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.

Cùng với đó, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác BĐG, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị. Nâng cao năng lực quản lý nhà trường và sự phối hợp của tổ chức đoàn thể trong triển khai kế hoạch hoạt động và công tác VSTBPV. Chú trọng công tác chỉ đạo, triển khai kế hoạch hoạt động một cách đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành. Kiên trì các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hoạt động trong tham mưu, đề xuất xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chương trình, đề án, tạo điều kiện thực hiện BĐG và vì sự tiến bộ đối với cán bộ nữ.

Phối hợp tích cực với các ban, ngành, đơn vị, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hoạt động đã đề ra. Chủ động rà soát, đề xuất, xóa bỏ định kiến giới trong các văn bản, tài liệu, chương trình GD&ĐT bảo đảm BĐG trong mọi lĩnh vực.

Kịp thời kiện toàn tổ chức, nhân sự tham gia công tác VSTBPV, nâng cao tinh thần, trách nhiệm của đội ngũ này. Đồng thời đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực đối với cán bộ làm công tác BĐG, trong đó tập trung vào nội dung liên quan đến kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch, nghiệp vụ công tác BĐG đối với Ban VSTBPV tại cơ sở GD&ĐT.

Cuối cùng, cần có sự quan tâm, đầu tư các nguồn lực. Bên cạnh bố trí cán bộ có trách nhiệm, tâm huyết với công việc cần bảo đảm kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác này.

Cần cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương

- Bộ GD&ĐT có những đề xuất, kiến nghị gì để triển khai hiệu quả công tác BĐG trong ngành Giáo dục trong thời gian tới?

- Để triển khai hiệu quả công tác BĐG trong ngành Giáo dục, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách, chế tài nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành trong thực hiện quan điểm, mục tiêu của Đảng, Nhà nước về công tác phụ nữ. Bổ sung trong Luật Bình đẳng giới các quy định nhằm xác định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và có chế tài phù hợp khi không chấp hành nghiêm túc việc thực hiện pháp luật, chủ trương chính sách về công tác phụ nữ, BĐG nói chung, BĐG trong GD&ĐT nói riêng. Ưu tiên giải quyết vấn đề phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ ở vùng KT-XH khó khăn, chú ý đến điều kiện tiếp cận giáo dục, tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, học sinh nữ. Chỉ đạo các địa phương, bộ, ngành đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, văn bản có liên quan.

Các bộ, ngành, địa phương cần có cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các chính sách về nữ, như: Trao đổi thông tin về dân số, lao động nữ trong quá trình triển khai chính sách, pháp luật, xây dựng cơ sở, dữ liệu về giới cũng như nghiên cứu liên quan đến vấn đề giới, làm cơ sở đề xuất chính sách. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền BĐG, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, các văn bản có liên quan. Tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân về đạo đức, lối sống, sống có trách nhiệm với gia đình và thực hiện BĐG. Xây dựng hệ thống tiêu chí, yêu cầu thống kê thống nhất giữa Tổng cục Thống kê và các ngành, lĩnh vực, quan tâm đến vấn đề giới.

Đề nghị UBND các địa phương quan tâm, có cơ chế chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; công trình vệ sinh, nước sạch, nhà công vụ GV, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho học sinh. Ban hành các tài liệu chuyên đề, thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn, hoạt động hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về giới, lồng ghép giới, BĐG và VSTBPV. Có hướng dẫn cụ thể về kinh phí chi cho hoạt động VSTBPV và BĐG, trong đó quan tâm đến chế độ đối với cán bộ làm công tác này.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/binh-dang-gioi-trong-giao-duc-can-chinh-sach-du-manh-dau-tu-thoa-dang-post629054.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/binh-dang-gioi-trong-giao-duc-can-chinh-sach-du-manh-dau-tu-thoa-dang-post629054.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình đẳng giới trong giáo dục: Cần chính sách đủ mạnh, đầu tư thỏa đáng