Giáo dục

Bức tranh giáo dục ở Quảng Trị sau sáp nhập

04/07/2025 10:00

Tỉnh Quảng Trị mới sau sáp nhập với Quảng Bình, có khoảng 938 đơn vị, trường học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên khoảng 31.500 người.

Kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Ngày 1/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị công bố các Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Trị và các quyết định của UBND tỉnh về công tác cán bộ.

UBND tỉnh bổ nhiệm TS, Nhà giáo ưu tú Lê Thị Hương, Tỉnh ủy viên, giữ chức vụ Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị sau khi hợp nhất.

Đồng thời, bổ nhiệm các Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, gồm: Bà Mai Thị Liên Giang, ông Hồ Giang Long, ông Mai Huy Phương, ông Nguyễn Đình Hải, ông Phan Hữu Huyện và ông Võ Văn Minh.

Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - ông Trần Phong ký ban hành quyết định về quy định cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT Quảng Trị.

Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị có 8 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và tương đương, gồm Văn phòng Sở; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Kế hoạch - Tài chính; Phòng Quản lý chất lượng; Phòng Giáo dục Mầm non; Phòng Giáo dục phổ thông; Phòng Giáo dục nghề nghiệp - Thường xuyên; Phòng Chính trị tư tưởng - Công tác học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Quảng Trị có 79 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở.

Mạng lưới trường lớp mở rộng

Những năm gần đây, quy mô mạng lưới trường, lớp tại Quảng Trị được quy hoạch, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.

Theo thống kê, đến hết tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị (cũ) có 386 trường học công lập (giảm 10 trường so với đầu nhiệm kỳ do sáp nhập); 9 Trung tâm GDNN-GDTX và 1 Trung tâm GDTX-TH-NN tỉnh. Tổng số học sinh toàn tỉnh hơn 191.000 em.

Trong khi đó, năm học 2024-2025, tỉnh Quảng Bình (cũ) có 552 trường, cơ sở GDMN, GDPT và GDTX (176 trường Mầm non, 170 trường Tiểu học, 39 trường Tiểu học và THCS, 127 trường THCS, 6 trường THCS và THPT, 26 trường THPT, 7 trung tâm GDNN-GDTX, 1 trung tâm GDTX tỉnh).

truong-dep-le-quy-don-5.jpg
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tại phường Đông Hà, Quảng Trị.

Cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị giáo dục được quan tâm đầu tư hợp lý, theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu dạy học. Tỉ lệ phòng học kiên cố các cấp tăng.

Ngành giáo dục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Tỉnh Quảng Trị mới có 2 trường đóng vai trò đào tạo học sinh chất lượng cao, gồm Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Phát triển đội ngũ nhà giáo

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển về cả về số lượng, lẫn chất lượng, cơ bản đảm bảo yêu cầu của việc dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Tỉnh Quảng Trị (cũ) có hơn 13.170 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và lao động hợp đồng.

Tỉnh Quảng Bình cũ có gần 18.337 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, THPT có 1.956 người, THCS 4.292 người, TH có 5809 người, MN có 6280 người.

Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên luôn được ngành giáo dục 2 tỉnh chú trọng. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở mức cao.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng thuộc UBND tỉnh quản lý, gồm Trường Đại học Quảng Bình, Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị...

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/buc-tranh-giao-duc-o-quang-tri-sau-sap-nhap-post738308.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/buc-tranh-giao-duc-o-quang-tri-sau-sap-nhap-post738308.html
Bài liên quan
Rà soát, điều chỉnh Chương trình Giáo dục phổ thông liên quan đến sáp nhập tỉnh, thành
Ngày 14/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông, nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh phát triển mới.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bức tranh giáo dục ở Quảng Trị sau sáp nhập