Một đoạn vành đai 3 sẽ mở qua TP Thủ Đức. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).
4 tuyến quốc lộ bao gồm quốc lộ 1A kết nối từ Trạm 2 đến cầu Bình Phước dài 9,5 km, nâng cấp quy mô lên 10 làn xe, với đường trên cao 4 làn xe, đề xuất quy hoạch với bề rộng mặt cắt 60 m, sử dụng quỹ đất còn lại trong phạm vi bề rộng mặt cắt ngang 120 m đang quản lý kết hợp với các quỹ đất có tiềm năng khác ở hai bên đường để tạo vốn xây dựng hạ tầng đô thị và tái định cư tại chỗ.
Quốc lộ 1A giao với cầu cượt Gò Dưa trên địa bàn TP Thủ Đức. (Ảnh: Hải Quân).
Quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội) từ cầu Sài Gòn đến Trạm 2, quy mô 10 làn xe, bề rộng mặt cắt ngang 113,5 - 153,5 m, định hướng sử dụng cho giao thông cá nhân và giao thông công cộng, thúc đẩy phát triển đô thị dọc hành lang, sau khi mạng lưới đường vành đai được khép kín và các cảng ICD dọc hành lang được di dời.
Cùng với đó, sử dụng quỹ đất còn lại trong phạm vi bề rộng mặt cắt ngang 113,5 - 153,5 m đang quản lý kết hợp với các quỹ đất có tiềm năng khác ở hai bên đường để tạo vốn xây dựng hạ tầng đô thị và tái định cư tại chỗ.
Quốc lộ 52 (xa lộ Hà Nội) đi qua TP Thủ Đức. (Ảnh: Hải Quân).
Quốc lộ 13 kết nối từ cầu Bình Triệu đi Bình Dương dài 6,3 km, sẽ nâng cấp lên quy mô 10 làn xe, bề rộng mặt cắt ngang 60 m.
Cuối cùng là quốc lộ 1K kết nối từ cầu vượt Linh Xuân đi Biên Hòa dài 4 km (đoạn qua TP Thủ Đức dài 2 km), nâng cấp lên quy mô 8 làn xe, bề rộng mặt cắt ngang 60 m.
Hai tuyến kết nối khác bao gồm đường kết nối từ Trạm 2 đến nút giao đường vành đai 2 dài 4,5 km, giữ nguyên quy mô theo hiện trạng, bề rộng mặt cắt ngang 113,5 m.
Đường kết nối từ nút giao vành đai 2 đến cầu Sài Gòn 2 đi trung tâm TP HCM dài 7,2 km, nâng cấp lên quy mô 12 làn xe, có bố trí đường song hành hai bên, bề rộng mặt cắt ngang 153,5 m.