- Nhiễm trùng.
- Mũi bị lệch sau nâng mũi: thường gặp nhất.
- Sống mũi, đầu mũi bị đỏ, bóng.
- Lộ sống mũi, lộ đầu mũi.
- Đầu mũi quá to, mất cân xứng.
- Hai lỗ mũi không cân xứng, biến dạng sau khi nâng mũi.
- Trụ mũi (chân mũi) bị lệch.
- Trường hợp nâng mũi nhưng chưa đẹp: sau khi nâng mũi vẫn thấp, đầu mũi bị hếch lên, đầu mũi bị nhọn, hoặc mũi quá cao…
Nguyên nhân: có thể do đường mổ bị lệch, dùng sống mũi quá cứng hoặc quá dài, sống mũi bị trôi tuột, đặt sát da, không xử lý tốt phần xương mũi bị gồ, chưa sử dụng sụn tự thân trong một số trường hợp bắt buộc…
Cách xử lý các biến chứng
Việc xử lý các biến chứng đòi hỏi bác sĩ phải có nhiều kinh nghiệm. Phải xem xét thật cẩn thận, xác định rõ nguyên nhân và nhất là phải hiểu rõ khách hàng không hài lòng ở điểm nào, từ đó mới đề ra biện pháp giải quyết triệt để được. Phương pháp xử lý các biến chứng rất đa dạng, tùy từng tình huống cụ thể.
Đối với mũi bị lệch thì tốt nhất là mổ lại, tạo khoang mới đặt sống mũi thích hợp.
Lộ sống mũi, lộ đầu mũi: nên mổ sớm, lấy bỏ sống cũ, đặt lại sống mũi mềm phù hợp hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác…
Trường hợp mũi bị bóng, đỏ: thay sống mềm mại hơn, có thể kèm ghép sụn tự thân hoặc ghép mô khác nếu thấy cần thiết.
Đối với biến dạng ở lỗ mũi, trụ mũi: dùng các kỹ thuật tạo hình, có trường hợp phải dùng sụn tự thân để sửa chữa các biến dạng.
Điều quan trọng sau mổ là cần phải cố định kỹ và nên hẹn tái khám trong những ngày đầu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ