Xây dựng trục đô thị trung tâm mới theo hướng Bắc - Nam, liên kết không gian đô thị phía nam và khu vực du lịch, di tích ở phía bắc; quốc lộ 18 hiện tại và đường tốc độ cao hình thành trục liên kết theo phương đông - tây.
Huyện Vân Đồn có quy mô dân số 151.600 người, diện tích 1.852,0 km2.
Về tính chất, đây là khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế. Vân Đồn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Huyện được định hướng phát triển theo Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn. Cấu trúc phát triển không gian chia thành hai vùng gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải, và 5 vành đai phát triển: Vành đai nghỉ dưỡng và sinh thái cao cấp; vành đai du lịch và sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; vành đai đô thị dịch vụ, văn hoá và vui chơi giải trí; vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần; vành đai dự trữ phát triển phía Tây.
Vùng đảo Cái Bầu phát triển tập trung các khu chức năng chính của đô thị và khu kinh tế, phân chia thành: vùng phía đông phát triển đô thị, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, các khu chức năng cây xanh, trung tâm văn hoá, công cộng dịch vụ đô thị, dịch vụ du lịch; vùng phía tây phát triển các khu chức năng về dịch vụ vận tải, logistics, thương mại, công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ khác gắn với khai thác động lực là sân bay quốc tế Vân Đồn và đường cao tốc; vùng phía bắc phát triển các khu chức năng về dịch vụ cảng, các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sản xuất công nghiệp công nghệ cao.
Quần đảo Vân Hải phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp. Khu vực phía bắc thuộc phạm vi Vườn quốc gia Bái Tử Long được bảo tồn theo quy định. Khu vực các đảo phía đông hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp vui chơi giải trí. Khu vực các đảo phía tây phát triển các khu du lịch sinh thái kết hợp sản xuất nông nghiệp. Các đảo đá, đảo sinh thái cho phép khai thác du lịch, hạn chế hoạt động xây dựng công trình.
Huyện Tiên Yên có quy mô dân số 111.000 người, diện tích 656,6 km2.
Huyện được định hướng phát triển dựa trên ba vành đai, hai liên kết, 5 vùng phát triển:
Ba vành đai gồm: Vành đai phía tây tập trung phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch, logistic, bảo tồn cảnh quan rừng đầu nguồn; Vành đai động lực tập trung phát triển các trong điểm đô thị, công nghiệp, trung tâm chuyên ngành; Vành đai ven biển tập trung phát triển đô thị sinh thái, du lịch, phát triển trong điểm thủy sản , bảo tồn cảnh quan rừng ngập mặn.
Hai liên kết gồm: Liên kết theo trục đông - tây với Lạng Sơn và các tỉnh phía bắc thông qua QL 4B, cảng mũi Chùa, tuyến cao tốc Lạng Sơn - Quảng Ninh, QL 18C liên kết cặp cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn; Liên kết theo trục đông nam - tây bắc thông qua tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái, QL 18C, liên kết các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh.
5 vùng phát triển gồm: Vùng trung tâm Tiên Yên phát triển đô thị, cải tạo các đô thị hiện trạng, phát triển mới các đô thị ven sông; Vùng Tiên Lãng phát triển trọng tâm đô thị mới, đô thị sinh thái ven sông và phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ, trung tâm chuyên ngành; Vùng Đông Ngũ, Đông Hải phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, du lịch ven biển gắn với bảo tồn rừng ngập mặn; Vùng Yên Than phát triển Logistic, dịch vụ cửa ngõ QL 4B, QL 18C, cụm công nghiệp, các điểm dân cư mới phát triển du lịch gắn phát triển và bảo tồn cảnh quan rừng; Vùng Hải Lạng là trọng điểm phát triển thủy sản, dịch vụ cửa ngõ trên QL 18A, phát triển du lịch khu vực Cái Mắt...
Huyện Ba Chẽ có quy mô dân số 35.000 người, diện tích 606,5 km2.
Đây là vùng trọng điểm phát triển nông lâm nghiệp, du lịch miền núi gắn với văn hoá các dân tộc, phát triển đô thị bản sắc miền núi.
Về định hướng, huyện phát triển ngành nghề nông, lâm nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ du lịch; phát triển ngành nghề chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chế biến nông, lâm sản; phát triển mở rộng tại các điểm trung tâm xã và cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các trạm, trại phục vụ cho phát triển kinh tế chủ lực.
Huyện Cô Tô có dân số 25.500 người, diện tích 350,0 km2.
Cô Tô được định hướng mở rộng quỹ đất phát triển đô thị hiện có tại đảo Cô Tô Lớn, Thanh Lân, bố trí đất ở và di dân ra đảo Trần. Đảo Cô Tô Con không bố trí đất ở. Ba đảo phát triển ba chức năng bổ trợ cho nhau.
Đảo Cô Tô Lớn sử dụng không gian mặt nước vịnh Trường Xuân bổ trợ cho các khu chức năng. Đảo Thanh Lân hình thành quỹ đất phát triển du lịch kết hợp cảng khách.
Huyện phát triển không gian ở vừa phải, tăng quỹ đất cho hoạt động dịch vụ, giải trí kết hợp nghỉ dưỡng, tăng không gian xanh đệm cho các khu vực chức năng.
Kết nối đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân bằng tuyến cáp treo, các điểm kết nối khác bằng tàu thuyền.
TP Móng Cái - huyện Hải Hà được quy hoạch với quy mô dân số 320.000 người, diện tích 1.787,5 km2. Đây là khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia.
TP Móng Cái - huyện Hải Hà được định hướng Phát triển theo hai vùng động lực là thành phố Móng Cái và Khu đô thị - công nghiệp cảng biển Hải Hà, từng bước hình thành không gian khu kinh tế - đô thị đồng bộ thống nhất với các phân vùng chức năng đặc thù của từng khu vực.
Khu vực đô thị dịch vụ tập trung phát triển theo hành lang giới hạn giữa QL 18 và đường ven biển; Khu vực ven biển và đảo phát triển các khu đô thị, khu du lịch, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các dự án sinh tháii; ưu tiên tập trung phát triển các dự án dịch vụ du lịch chất lượng cao.
Khu vực đồi núi phía Bắc QL 18 đến biên giới Việt - Trung phát triển theo hướng bảo vệ hệ sinh thái đồi rừng, bảo vệ nguồn nước; chuyển đổi hoạt động trồng rừng sản xuất sang trồng cây lâu năm kết hợp phát triển các trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và dịch vụ du lịch. Khu vực vành đai biên giới phát triển chuỗi dịch vụ, hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại biên giới, du lịch.
Thành phố Móng Cái được phát triển theo cấu trúc vành đai và hướng tâm; gồm trung tâm hiện hữu, vành đai dịch vụ đô thị, vành đai chức năng và vành đai sinh thái. Phát triển các trục hướng tâm gắn với các chức năng chủ đạo của khu kinh tế như: trục thương mại Hải Yên - Bắc Luân 3 với trọng điểm là Khu hợp tác kinh tế; trục dịch vụ du lịch từ trung tâm đến Trà Cổ; trục dịch vụ hỗ trợ từ trung tâm tới cảng Vạn Ninh; trục sản xuất công nghiệp công nghệ cao theo hành lang kết nối với Hải Hà; trục dịch vụ sinh thái nông lâm nghiệp hướng Tây.
Khu vực Hải Hà phát triển mở rộng về phía tây gắn với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và trục kết nối cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; về phía đông gắn với phát triển đô thị dịch vụ sinh thái. Phát triển theo cấu trúc mạng ô cờ, sắp xếp lại không gian các khu vực hiện trạng để tạo nên không gian đô thị đồng bộ, hiện đại.
Khu vực Trà Cổ - Bình Ngọc phát triển thành trung tâm dịch vụ du lịch biển gắn với văn hóa và vui chơi giải trí; trong đó ưu tiên bổ sung các khu công viên vui chơi giải trí, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các công trình hạ tầng dịch vụ du lịch.
Khu vực các đảo Vĩnh Trung - Vĩnh Thực, Cái Chiên, Vạn Mặc, Vạn Nước, Thoi Xanh... phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với cảnh quan địa hình, thảm thực vật, hệ sinh thái ven biển. Phát triển các kiến trúc xanh, sinh thái, thân thiện với môi trường, được kết nối dễ dàng băng hệ thống giao thông thủy, cáp treo và các khu dịch vụ bến cảng du thuyền.
Đầm Hà có quy mô dân số 52.700 người, diện tích 412,4 km2. Đây là nơi sẽ phát triển mạnh về dịch vụ, thương mại, du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển đảo.
Về định hướng, vùng rừng núi cao phía bắc Đầm Hà ưu tiên phát triển các phát triển kinh tế rừng như trồng rừng, phát triển các loại rừng chuyên dụng, trồng quế, cây ăn quả, khai thác du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, phát triển một số cụm dịch vụ phân tán phục vụ du lịch.
Vùng đồng bằng ven biển khu vực trung tâm là khu vực có quỹ đất thuận lợi cho phát triển đô thị, các phân khu chức năng phục vụ cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các cụm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ...
Vùng sinh thái ven biển và hải đảo phía Nam là khu vực lưu giữ hệ sinh thái đặc trưng, ưu tiên khai thác hình thành các điểm dịch vụ. Phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung theo phương thức công nghiệp. Bố trí cảng biển Đầm Buôn phát triển logistics,...
Đối với khu vực hải đảo, ưu tiên phát triển các ngành nuôi trông thủy hải sản, đánh bắt xa bờ, phát triển kinh tế biển. Chủ yếu phát triển du lịch sinh thái đảo.
Huyện Bình Liêu quy mô dân số 46.000 người, diện tích 470,7 km2.
Thị trấn Bình liêu là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, là điểm hội tụ văn hóa của các dân tộc tỉnh Quảng Ninh.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn là đô thị tổng hợp về kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.
Bình Liêu là trung tâm về thương mại biên giới, công nghiệp phụ trợ, tập kết trung chuyển hàng hóa qua biên giới.
Huyện phát triển kinh tế dịch vụ và công nghiệp tại khu vực trung tâm đô thị Hoành Mô - Đông Văn. Khu vực miền núi phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, sản phẩn du lịch phù hợp với tiềm năng lợi thế của địa phương.
Huyện cũng được định hướng xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các khu, điểm du lịch; khai thác hành lang phát triển của tuyến quốc lộ 18 C.