Còn dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel thì có độ bền cao, ít tiêu hao nhiên liệu, giá dầu rẻ hơn giá xăng. Do đó, loại máy này thích hợp để sử dụng ở những nơi hay mất điện.
3. Những lưu ý khi sử dụng
Khi vận hành, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, không ẩm ướt. Không đặt máy phát điện trong nhà khi vận hành nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.
Khi lắp đặt máy, nên nối các thiết bị cần sử dụng trực tiếp với nguồn điện của máy phát. Vì như vậy, có thể hạn chế được lượng tải sử dụng không vượt quá công suất của máy, tránh hiện tượng bị quá tải dẫn đến cháy đầu phát điện. Đồng thời, nhất thiết phải lắp thêm cầu dao đảo nguồn điện hay tủ chuyển nguồn tự động (ATS), tránh cho máy bị “xông điện” khi điện lưới có trở lại đột ngột.
Nên chọn mua máy phát điện dân dụng có thời gian hoạt động liên tục dài, vì thời gian cúp điện ở nước ta thông thường từ vài giờ đến nửa ngày.
Không mua máy phát điện không rõ nguồn gốc. Vì thường những chiếc máy không thuộc một hãng có tên tuổi sẽ không đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện trong gia đình, hơn thế nữa máy có thể sẽ rất ăn xăng, vậy nên chi phí ban đầu có thể rẻ nhưng lại thành ra tốn kém hơn vì lượng xăng tiêu thụ lớn.
Một điều đáng chú ý, những chiếc máy không được đảm bảo thường phát ra tiếng ồn rất lớn trong quá trình sử dụng. Nếu không chú ý điều này lúc mua thì có thể sẽ gây ra rất nhiều phiền toái cho gia đình hoặc cả hàng xóm trong quá trình sử dụng máy phát điện.
Người tiêu dùng nên chọn máy phát điện của các hãng có tên tuổi tại các siêu thị điện máy lớn để có được sản phẩm chất lượng tốt, chính hãng, bảo hành lâu dài.
Ngoài ra các loại máy phát điện dân dụng không chính hãng thường tự in số KVA hay KW lớn hơn công suất thực gây hiểu lầm khiến người mua dễ mua phải máy không đủ tải, ảnh hưởng xấu đến quá trình sử dụng.