Ngoài ra, tuy liệu pháp massage rất dễ thực hiện nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật để có thể đem lại hiệu quả như mong muốn.
Cải thiện giấc ngủ
Các cơn đau dai dẳng, khó chịu ở đầu gối có thể ảnh hưởng không ít đến giấc ngủ của người bệnh. Cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết trong trường hợp này, vì một giấc ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp bệnh nhân có nhiều lợi thế hơn trong quá trình điều trị, kiểm soát tốt căn bệnh thoái hóa khớp gối.
Châm cứu
Liệu pháp châm cứu sử dụng kim hoặc que nhọn tiệt trùng kích thích vào các huyệt để đả thông kinh mạch và lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ điều trị các trường hợp thoái hóa khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biện pháp châm cứu không phù hợp với tất cả mọi người và cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản về lĩnh vực này. Người bệnh nên tham vấn bác sĩ trước khi quyết định áp dụng.
Chế độ dinh dưỡng cho tình trạng thoái hóa khớp
Khi lên kế hoạch chữa trị lâu dài, người bệnh cũng cần để ý đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Mặc dù dinh dưỡng không thể đảo ngược quá trình thoái hóa, nhưng một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, giàu chất chống oxy hóa.
Sử dụng nẹp đầu gối nhằm hỗ trợ bảo vệ khớp
Nẹp đầu gối y tế là công cụ giúp kiểm soát tình trạng khó chịu do thoái hóa khớp gối đem lại. Không chỉ giúp giảm đau bằng cách giảm tải trọng lượng cơ thể đè nặng lên phần tổn thương nghiêm trọng nhất của đầu gối, nẹp đầu gối còn có thể hỗ trợ khả năng đi lại của người bệnh.
Hiện nay, người đang điều trị bằng phương pháp này có thể chọn dùng nhiều loại nẹp khác nhau. Ví dụ như nẹp giảm áp, nẹp giúp phục hồi chức năng… Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nẹp đầu gối phù hợp.
Phẫu thuật khớp gối
Nếu tình trạng đau nhức khớp gối liên quan đến thoái hóa trở nên nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị bảo tồn như trên, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết.