Cách duy nhất làm giảm nồng độ cồn trong máu

30/12/2023, 13:31
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nồng độ cồn trong máu càng cao thì càng tác động tiêu cực tới nhận thức, ý chí và sức khỏe người uống. Để đối phó với các quy định an toàn giao thông, nhiều người muốn tìm cách giảm nồng độ cồn trong máu, vậy đâu là cách giảm hiệu quả nhất?

Nhiều người khi đạt ngưỡng 0,25% có thể bất tỉnh, không thể nhớ được sự kiện đã xảy ra tại bữa tiệc và 0,3% có nguy cơ ngộ độc rượu cao.

- BAC khi đạt đến 0,3% - 0,39% (300 mg - 390 mg/100 ml máu): Đây là ngưỡng có thể bị ngộ độc rượu và đe dọa tính mạng gây mất ý thức. Lúc này tim và phổi sẽ hoạt động chậm lại và có thể rơi vào trạng thái mất ý thức.

-BAC trên 0,4% (Trên 400 mg/100 ml máu): Đây là mức BAC có khả năng gây tử vong cao dẫn tới hôn mê hoặc ngừng hô hấp.

Cách duy nhất làm giảm được nồng độ cồn trong máu - 2
Nồng độ cồn trong máu càng cao càng ảnh hưởng tới nhận thức và sức khỏe của người uống.
Ảnh: HẠ QUYÊN

Không có ngưỡng an toàn khi uống rượu bia

PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia an toàn thực phẩm cho biết, hiện nay không có ngưỡng an toàn nào khi sử dụng rượu, bia. Theo đó, tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, sức khỏe mà tác động của cồn đối với mỗi người sẽ khác nhau. Do đó, không nên thử thách ngưỡng chịu đựng của cơ thể với các thức uống có cồn.

Viện dinh dưỡng quốc gia cũng khuyến nghị, người dân không nên lạm dụng rượu bia, tức không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày đối với nam, và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ, không uống quá 5 ngày/tuần. Đồng thời không để cho trẻ em và vị thành niên uống rượu bia.

Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Vào các dịp như lễ, tết nếu phải uống rượu bia, người dân cần uống từ từ, chậm rãi nhằm giảm kích ứng niêm mạc miệng và dạ dày đồng thời giúp gan có thời gian để kịp oxy hóa rượu giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu.

Trước khi uống rượu bia nên uống nước lọc, nước quả hoặc nước súp/súp hoặc nước canh và đồ ăn đặc biệt là rau xanh nhằm pha loãng nồng độ cồn của rượu, giảm kích ứng dạ dày.

Nên ăn đồ ăn có nhiều protein khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.

Uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Không nên uống rượu lúc đói, không uống rượu với đồ uống có ga, không uống rượu với caffeine. Không nên sử dụng rượu với aspirin, một loại thuốc giảm đau.

Đặc biệt, tuyệt đối không điều khiển phương tiện cơ giới sau khi uống rượu bia.

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/cach-duy-nhat-lam-giam-duoc-nong-do-con-trong-mau-c62a1531417.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/cach-duy-nhat-lam-giam-duoc-nong-do-con-trong-mau-c62a1531417.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách duy nhất làm giảm nồng độ cồn trong máu