Cách nhận biết dấu hiệu mạch máu bị tắc nghẽn

02/07/2023, 10:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nếu đi bộ mà xuất hiện một số dấu hiệu bất thường, bạn nên cảnh giác về tình trạng tắc động mạch, cần tới bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bác sĩ phụ trách khoa Tim mạch tại Bệnh viện Đông Phương thuộc Đại học Trung y Bắc Kinh, Lý Nghiên có một bài báo chia sẻ trên trang People's Daily vào tháng 4 năm 2023. Theo đó, ông cho biết người trung niên và cao tuổi muốn biết động mạch có bị tắc hay không, chỉ cần đứng lên và đi một chút là có thể biết được ngay.

Muốn biết mạch máu có bị tắc nghẽn không, đứng dậy đi vài bước sẽ biết ngay - 1

Đặc biệt, nếu xuất hiện 6 tín hiệu sau đây, bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình:

1. Đi bộ 200 mét đã cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực.

2. Đi bộ thấy chóng mặt hoặc đau đầu không rõ nguyên nhân.

3. Đi bộ thấy tim đau thắt một chút.

4. Cảm thấy tay bị tê khi đi bộ.

5. Mệt mỏi và đau nhức cơ bắp sau vài phút hoạt động.

6. Áp lực máu giữa 2 tay hoặc giữa 2 chân có sự khác biệt lớn.

Những tín hiệu này thường cho thấy có thể xảy ra tắc động mạch hoặc bị hẹp mạch máu, tình trạng rất nghiêm trọng, cần hết sức chú ý trong trường hợp này.

Ngoài ra, nếu người trung niên và cao tuổi thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng, lắc lư sang một bên khi đi bộ, cũng cần chú ý đến khả năng bị tắc nghẽn mạch máu.

Muốn biết mạch máu có bị tắc nghẽn không, đứng dậy đi vài bước sẽ biết ngay - 2

Tư thế đi bộ cũng có thể dự đoán tắc nghẽn mạch máu

Nếu bạn có những tư thế bất thường sau đây khi đi bộ, bạn nên chú ý:

1. Chim cánh cụt đi bộ

Năm 2015, khi được phỏng vấn bởi tạp chí Sức khỏe, bác sĩ Hà Giang Hồng – trưởng Khoa ngoại của Bệnh viện Quân y Trung ương Trung Quốc cho biết, nếu khi đi bộ một bên tay vẫn động như bình thường, trong khi bên kia hầu như không động, những chuyển động không đối xứng như vậy là triệu chứng của bệnh Parkinson. Kiểu đi bộ này giống như con chim cánh cụt và được gọi là "bước đi như chim cánh cụt".

Can thiệp sớm vào giai đoạn đầu của bệnh Parkinson có thể làm chậm quá trình bệnh. Nếu bạn phát hiện mình khó khăn khi bắt đầu bước đi, bước chân sau khi khởi động ngắn hơn, tốc độ càng ngày càng nhanh, giống như đang lao vào phía trước, hãy đi khám bác sĩ kịp thời.

2. Bước đi như người say rượu

Dáng đi lắc lư như say rượu thường gặp ở người lớn tuổi, khi xuất hiện các triệu chứng trên tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Muốn biết mạch máu có bị tắc nghẽn không, đứng dậy đi vài bước sẽ biết ngay - 3

3. Dễ té ngã

Năm 2022, trong bài viết của Báo Nhân Dân về sức khỏe, bác sĩ Tăng Vệ Hoa - phó chủ nhiệm khoa Dược thuộc Bệnh viện Trung tâm An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc cho biết: “Nếu khi đi bộ, ngay cả trên mặt đất phẳng, bạn vẫn thường trượt chân, té ngã thì có thể là do tổn thương đến hệ thần kinh chuyển động, chẳng hạn như suy giảm chức năng não nhỏ do lão hóa, rối loạn chức năng não nhỏ do đột quỵ hoặc chấn thương sọ não, hoặc tổn thương thần kinh do uống rượu quá nhiều và các nguyên nhân khác”.

4. Dáng đi hình cái kéo

Trương kiệt, phó trưởng khoa Tim mạch của Bệnh viện Nhân dân số 7 Trịnh Châu, Trung Quốc đã đăng một bài báo trên tờ Health Times vào năm 2019 và chỉ ra rằng, khi đi bộ, các bước giống như vẽ vòng tròn, đầu gối 2 bên thường bị dính vào nhau, dáng đi giống như một cái kéo. Dáng đi này là rất bất thường, có thể là dấu hiệu báo trước của nhồi máu não.

Do nhiều dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể con người phân bố ở cả 2 chân nên khi bị nhồi máu não sẽ gây ra rối loạn vận động ở một chi, khiến chi bên không linh hoạt.

5. Lết trên mặt đất

Chu Trí, bác sĩ trưởng Khoa Chỉnh hình của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu, Trung Quốc đã đăng một bài báo trên tài khoản chính thức của bệnh viện vào năm 2022 và nói rằng: “Nếu không thể nhấc chân lên và chỉ có lết, hãy cảnh giác với các bệnh có thể xảy ra bao gồm não úng thủy, xuất huyết não, nhiễm trùng, v.v.

Ngoài ra, dáng đi như lết trên mặt đất dễ khiến con người mất thăng bằng dẫn đến té ngã. Té ngã xảy ra ở người già rất nguy hiểm, dễ dẫn đến gãy xương cột sống, gãy xương hông. Sau khi gãy xương, họ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và nhiều biến chứng, cuối cùng bị tàn phế, thậm chí tử vong”.

Bài liên quan
Tắc mạch máu vì dùng thuốc tránh thai suốt 4 năm
Khoảng 4 năm qua, bệnh nhân tránh thai bằng phương pháp uống thuốc và tự mua loại thuốc về sử dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách nhận biết dấu hiệu mạch máu bị tắc nghẽn