Cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật

VH | 17/09/2021, 16:01
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTD) - Trong thời gian trẻ học trực tuyến tại nhà, cha mẹ cần nắm chắc cách sơ cứu nếu con bị điện giật.

Thông tin bé trai H.H.D. (9 tuổi, ở Hà Nội) tử vong do lấy kéo chọc vào ổ điện khi học trực tuyến tại nhà khiến nhiều phụ huynh bàng hoàng. 

Theo BS.CKII Nguyễn Mạnh Bảo - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nếu phát hiện trẻ bị điện giật, gia đình hoặc cha mẹ phải hết sức bình tĩnh. Đồng thời, làm đúng các thao tác tách bé ra khỏi nguồn điện.

Các bác sĩ lưu ý, cha mẹ cần chú ý cách bố trí ổ cắm điện:
- Chọn loại ổ điện có nắp đậy.
- Sử dụng phích cắm 3 chân chống rò rỉ điện…
- Lắp đặt ổ cắm điện, công tắc ở vị trí cao hơn 1,4m để trẻ em không với tới.
- Nếu máy tính, ổ điện... gặp trục trặc, dặn bé gọi người lớn, không tự tay sửa chữa.

so-cuu-khi-dien-giat2.jpeg
Cách bố trí ổ cắm điện vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ.

Việc đầu tiên phải làm là ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao điện… Lưu ý, tuyệt đối không chạm vào trẻ bằng tay trần. Bởi, lúc này trẻ vẫn đang tiếp xúc với dòng điện.
Không được đi vào khu vực rò điện có nước. Để tách trẻ khỏi nguồn điện, nên sử dụng một đồ vật không làm bằng kim loại và không dẫn điện như que gỗ hay chổi…

Khi trẻ được tách khỏi nguồn điện, phụ huynh nên kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch có đập không. Não sẽ bị tổn thương khi ngưng thở, ngưng tim trên 4 phút. Nếu ngưng thở, ngưng tim trên 10 phút, trẻ có nguy cơ cao tử vong hoặc chịu di chứng nặng nề. Nếu trẻ ngừng thở và không có mạch, phải tiến hành cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn ngay lập tức.

so-cuu-khi-dien-giat1.jpeg
Cha mẹ cần chú ý khi con học trực tuyến tại nhà. Ảnh minh hoạ.

Một số dấu hiệu trẻ ngưng thở ngưng tim bao gồm hôn mê, lay gọi không tỉnh, lồng ngực không di động, không thấy mạch cổ, mạch bẹn. Khi đó, cha mẹ cần thực hiện nhanh hồi sức bằng cách:
- Ngửa đầu nâng cằm, nếu nghi chấn thương cột sống cổ, dùng phương pháp ngửa đầu và cố định cổ để tránh di lệch cột sống cổ.
- Thổi ngạt 2 cái với nhịp bình thường. Nếu thấy lồng ngực nhô lên khi thổi chứng tỏ hiệu quả. Lúc này, phụ huynh thử bắt mạch cổ, mạch bẹn. Nếu thấy trẻ có mạch thì tiếp tục thổi ngạt.
- Ngược lại, nếu trong vòng 10 giây, không thấy có mạch trung tâm chứng tỏ đã ngừng tim. Phụ huynh tiếp tục ấn tim ngoài lồng ngực.
- Vị trí: trên mấu xương ức 1 khoát ngón tay (1-8 tuổi), 2 khoát ngón tay (trên 8 tuổi).
- Kỹ thuật: Đặt 1 bàn tay (cho trẻ 1-8 tuổi), 2 bàn tay (trẻ hơn 8 tuổi). Sau đó, ấn sâu 2-3cm, ấn tim ngoài lồng ngực 30 cái, hà hơi thổi ngạt 2 cái.
- Nếu có 2 người thì người ấn tim đếm lớn để người thổi ngạt nghe phối hợp. Khi tim đập lại thì ngưng ấn tim, tiếp tục thổi ngạt. Còn khi lồng ngực bắt đầu di động chứng tỏ trẻ tự thở và lúc ngày ngưng thổi ngạt.
- Bé hồi phục khi hồng hào, tự thở, tim đập lại, mạch rõ, tỉnh táo.

Bài liên quan
Bố nhờ con sạc điện thoại, bé trai 7 tuổi tử vong vì điện giật
Người bố phát hiện con trai nằm dưới đất, dù đã sơ cứu nhưng nạn nhân đã không qua khỏi. Qua kiểm tra bước đầu, công an xác định cháu tử vong vì điện giật.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách sơ cứu khi trẻ bị điện giật