Kể từ khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, một cấm địa ở Mông Cổ không cho phép bất kỳ ai ngoài hậu duệ của ông đặt chân vào.

Toàn bộ các truyền thuyết đều nhấn mạnh một điều là Thành Cát Tư Hãn an nghỉ rất khiêm tốn. Bất chấp địa vị cao quý và công lao mở rộng bờ cõi ra toàn cầu, ông đã sống và chết như bất cứ người dân Mông Cổ nào, vô cùng lưu động và giản dị.

“Cấm địa” Khan Khentii

Kể từ ngày Thành Cát Tư Hãn tạ thế, vị trí an nghỉ của ông luôn là thách thức tìm kiếm đối với người còn sống. Đến nay, không chỉ Mông Cổ, Trung Quốc mà cả Nga và Kazakhstan đều khẳng định Đại Hãn được chôn trong lãnh thổ của mình. Tất nhiên, tất cả họ chỉ dựa vào những bằng chứng mong manh, không thể xác thực.

Không rõ Thành Cát Tư Hãn được chôn cất tại đâu nhưng, ngay sau khi ông mất, “Cấm địa - Ikh Khorig” đã được người Mông Cổ xác lập. Nó là vùng đất rộng 240 km2 bao quanh linh sơn Burkhan Khaldun.

Bảo vệ cấm địa là gia tộc Darkhad được miễn thuế và nghĩa vụ quân sự. Suốt gần 7 thế kỷ, gia tộc Darkhad đã “cha truyền con nối” nghĩa vụ, không cho phép ai trừ các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn bước vào.

Dưới sự canh giữ của gia tộc Darkhad, cấm địa nguyên sơ nét tự nhiên với những cánh rừng, thảo nguyên, ngọn núi và thung lũng không bị con người tác động. Năm 1924, khi Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ được thành lập, cấm địa vẫn nguyên vẹn dáng vẻ của thế kỷ XIII.

Mặc dù thời cuộc đã thay đổi, cấm địa vẫn tiếp tục là vùng đất cấm nhờ quyết định “khu vực hạn chế cao”. Chính phủ Mông Cổ không chỉ cấm người dân ra vào mà còn mở rộng thêm 10 nghìn km2 bao quanh, khiến cấm địa trở thành vùng đất rộng mênh mông được giám sát chặt chẽ bởi lực lượng quân đội.

Thập niên 1990, cấm địa mới bị một số đoàn thám hiểm nghi ngờ là nơi chôn cất của Thành Cát Tư Hãn bước vào thám thính. Tuy nhiên, vào năm 2015, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và lại lần nữa được bảo vệ chặt chẽ.

Cấm địa ở Mông Cổ - Ảnh 3.

Bản đồ 'cấm địa', hiện là Khu Bảo tồn Nghiêm ngặt Khan Khentii. Ảnh: Atlasobscura.com

Ngày nay, cấm địa là Khu Bảo tồn Nghiêm ngặt Khan Khentii rộng 12.270 km2. Ngoài các nghi lễ thờ cúng truyền thống, không có bất cứ hoạt động nào được phép tổ chức trong phạm vi này.

Cả người dân lẫn chính quyền Mông Cổ đều tránh quảng bá, thu hút sự chú ý đến Khan Khentii. Với họ, cấm địa là nơi linh thiêng phải được bảo vệ, duy trì và sự linh thiêng này không liên quan đến việc Thành Cát Tư Hãn có đang nằm tại đây hay không.

Theo atlasobscura

Theo Giáo dục và Thời đại
https://giaoducthoidai.vn/cam-dia-o-mong-co-post650099.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cam-dia-o-mong-co-post650099.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấm địa ở Mông Cổ