Những con đường, góc phố, công trình kiến trúc cổ ở khu vực trung tâm TPHCM mang giá trị văn hoá đặc trưng của thành phố 300 năm tuổi.
Anh Lại Văn Mạnh (ngụ TP Thủ Đức) tranh thủ thưởng thức ly cà phê miễn phí trước cổng Bưu điện trung tâm chia sẻ: "Quá hay, quá vui, quá phấn khởi cho sự phục hồi sau đại dịch của TPHCM. Trước khi tham gia tour này, tôi tranh thủ đạp xe vòng quanh trung tâm, hít thở không khí. Theo hướng dẫn viên, tôi mới được ngắm nhìn TPHCM từ nhiều góc độ. Tôi được trải mình dưới hàng me xanh của Đường sách TPHCM. Tôi được khám phá những công trình kiến trúc có tuổi đời trên trăm năm".
"Ngoài các yếu tố văn hoá, lịch sử, kiến trúc đặc biệt của Bưu điện thành phố thì các sự kiện triển lãm, road show, văn nghệ, mỹ thuật…thường xuyên diễn ra trong không gian trong và trước Bưu điện cũng giúp tôn lên những hoạt động văn hoá nổi bật của thành phố", đại diện một đơn vị du lịch chia sẻ.
Những cặp đôi thường chọn khu vực trước Bưu điện TPHCM để lưu lại những bức ảnh cưới. Phía xa, một góc của nhà thờ Đức Bà.
Khoảng bình yên của Bưu điện Thành phố nhìn từ khu cà phê bệt đối diện.
Bưu điện trung tâm được xây dựng từ năm 1886 đến năm 1891, chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử. Năm 2019, tạp chí Insider của Mỹ cũng xếp hạng Bưu điện Thành phố trong danh sách 20 bưu điện đẹp nhất thế giới.
Với kiến trúc độc đáo và giá trị lịch sử cộng với vị trí đắc địa, Bưu điện Thành phố không đơn thuần là địa điểm cung cấp các dịch vụ bưu chính, nơi đây còn đặc biệt thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu và chụp ảnh check-in.
Ngoài Bưu điện trung tâm T PHCM, danh sách 11 bưu điện đẹp nhất thế giới của Architectural Digest còn có Bưu điện Trung tâm Algiers, Algeria (vị trí thứ nhất); bưu điện Palacio de Correos de México; Mexico (vị trí thứ 3); bưu điện Los Angeles, Mỹ (vị trí thứ 4); bưu điện Palacio de Comunicaciones, Tây Ban Nha (vị trí thứ 5); bưu điện thành phố New York,… |