Cận cảnh đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển

03/12/2023, 22:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đĩa bay thường gắn với quan niệm là vật thể có nguồn gốc ngoài hành tinh. Nhưng quân đội Mỹ từng phát triển một dự án chế tạo đĩa bay và sản xuất nguyên mẫu đầu tiên.

Câu chuyện bắt đầu từ những năm 1950 sau Thế chiến 2, không quân Canada muốn tạo một phương tiện bay có thể cất và hạ cánh thẳng đứng, hoạt động ở tầm thấp để tránh radar. Một đề xuất đưa ra là sản xuất phương tiện bay dạng đĩa hình tròn.

Nhà thiết kế John Carver "Jack" Frost là người thiết kế đĩa bay quân sự, cho rằng thiết kế dạng này giúp phương tiện bay có thể dễ dàng cất cánh thẳng đứng.

Xem đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển - 1

Một nguyên mẫu đĩa bay Avrocar được trưng bày ở bảo tàng quốc gia của không quân Mỹ.

Đĩa bay được kì vọng có thể bay với vận tốc gấp 3 lần âm thanh. Nhưng khi dự án tiếp tục, chi phí tăng cao khiến không quân Canada từ bỏ. Năm 1958, chính phủ Mỹ tiếp tục phát triển dự án dang dở mà Canada để lại. Chi phí ước tính ban đầu cho dự án là 3,16 triệu USD (tương đương 26 triệu USD ngày nay)

Nhưng có mâu thuẫn xảy ra khi lục quân và không quân tranh cãi về phương hướng phát triển dự án. Lục quân muốn có một “phương tiện bay bền bỉ, linh hoạt, đóng vai trò trinh sát và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết” để thay thế các máy bay trinh sát cỡ nhỏ.

Xem đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển - 2

Đĩa bay sử dụng động cơ với cánh quạt lớn ở chính giữa.

Nhưng không quân muốn có một phương tiện bay với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng mạnh mẽ để chiến đấu trong môi trường rủi ro cao.

Đĩa bay đầu tiên mang tên Avrocar được sản xuất tháng 5/1959. Trong 4 tháng thử nghiệm, có các trục trặc xảy ra.

Khí nóng từ ống xả được bay ngược vào cửa hút khi bay, làm giảm lực đẩy động cơ. Ngoài ra, động cơ tạo ra lực nâng từ một khu vực nhỏ trên bề mặt  và làm giảm lực đẩy tổng thể. Lực nâng mà động cơ đĩa bay tạo ra chỉ đạt 1,4 tấn, nhỏ hơn trọng lượng rỗng gần 2 tấn của đĩa bay.

Xem đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển - 3

Phi công đứng trên đĩa bay trong quá trình thử nghiệm.

Kết quả là đĩa bay chỉ bay cách mặt đất được 1 mét trong thử nghiệm. Đối với nguyên mẫu thứ 2, các sửa đổi giúp động cơ tạo lực nâng mạnh hơn, nhưng đĩa bay liên tục rung lắc mất ổn định buộc phi công phải tắt động cơ.

Trong quá trình thử nghiệm, các kĩ sư nhận ra hạn chế về công nghệ ở thời điểm đó và thiết kế có vấn đề là nguyên nhân dĩa bay liên tục gặp trục trặc. Nhưng dự án vẫn được tiếp tục cho đến năm 1961.

Xem đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển - 4

Đĩa bay có thể lơ lửng trên mặt đất và đạt tốc độ lên tới 190 km/giờ.

Một trong những nguyên mẫu cuối cùng được sản xuất có thể bay lơ lửng trên mặt đất với tốc độ lên tới 190 km/giờ. Đến tháng 12/1961, quân đội Mỹ thông báo hủy bỏ dự án vì hết nguồn tiền tài trợ mà không có ngân sách cấp mới.

Nhưng các thành quả nghiên cứu của dự án là cơ sở để Mỹ phát triển các mẫu máy bay cất cánh thẳng đứng sau này như tiêm kích AV-8B Harrier II, máy bay vận tải V-22 Osprey và tiêm kích tàng hình F-35B.

Đối với tiêm kích F-35B, các kĩ sư lắp thêm quạt giúp tăng lực nâng. Đây là thiết kế thừa hưởng từ việc phát triển đĩa bay Avrocar.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cận cảnh đĩa bay do quân đội Mỹ từng phát triển