Mọi chi tiết trên chiếc lồng bàn đều tăm tắp, rất tinh xảo.
Bà Tiến cho biết: “Tôi chọn lồng bàn là sản phẩm thủ công vì nó gắn bó mật thiết với các gia đình miền Bắc, gia đình nào cũng cần phải có một chiếc. Tuy nhiên, đa phần người mua các sản phẩm này là người nước ngoài, bởi giá cả của chúng hơi đắt, không vừa với túi tiền của nhiều người. Có những thời điểm khách muốn đặt làm phải đợi 5-6 tháng mới đến lượt”.
Ông Khá giới thiệu về những kỉ niệm và những thành tựu đạt được nhờ chiếc lồng bàn thủ công do hai vợ chồng sáng tạo làm ra.
Hình ảnh chiếc lồng bàn đã giải nhất Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2020.
“Nhờ nghề mây tre đan, gia đình đủ tiền nuôi các con ăn học, lo nghề nghiệp, cưới xin. Giờ con cháu cuộc sống ổn định, sức khoẻ cũng kém đi nên tôi cũng dám nhận nhiều như ngày xưa. Sợ nghề này sẽ lụi tàn nên tôi cũng đã truyền dạy cho nhiều người, nhưng trong nhà tôi các con không ai theo nghề, nhiều người trong làng cũng đến học, dù có chỉ dạy tận tình, mà đến nay cũng không ai đan được lồng bàn kiểu này", ông Khá nói.