Trong đó, nhóm giải pháp ngắn hạn là những chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn.
Trong đó, nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý thì hàng trăm dự án được giải tỏa, dòng tiền từ đây mà ra. Quan trọng hơn, tháo gỡ được vấn đề pháp lý chính là củng cố niềm tin cho thị trường.
Về vốn, TS. Cấn Văn Lực, cho rằng nóng nhất chính là vấn đề trái phiếu. Theo tính toán, khoảng 120.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản đáo hạn trong năm 2023, sang năm 2024 là khoảng 110.000 tỷ đồng. Mua lại lượng trái phiếu này đang gây áp lực rất lớn cho các nhà đầu tư bất động sản.
Với vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, TS. Cấn Văn Lực nhận định việc nới room tín dụng cho lĩnh vực bất động sản ở thời điểm hiện tại là chưa cấp thiết, bởi trong năm 2022 tín dụng cả hệ thống tăng trưởng 14,5%, riêng tín dụng cho bất động sản đã tăng trưởng 24,2% thì năm 2023 không thể cao hơn.
TS. Cấn Văn Lực cũng đánh giá dòng vốn từ M&A rất quan trọng với thị trường bất động sản. Hiện, nhiều doanh nghiệp kiến nghị hệ thống ngân hàng cho vay để tài trợ phần vốn thiếu hụt khi giao dịch M&A. Ông Lực kiến nghị nên cho phép, vì việc này hoàn toàn khả thi và là nhu cầu thật.
"Doanh nghiệp có 70%, phần còn lại ngân hàng tài trợ 30%” , TS. Cấn Văn Lực đề xuất.
Bổ sung thêm, chuyên gia chỉ ra quan hệ cung cầu, giá cả bất động sản vẫn còn những trường hợp bất cân đối. Giá và chi phí cao khiến giá bất động sản bị đẩy cao so với thu nhập của người dân.
Để đưa ra được các phương án điều chỉnh giá bất động sản hợp lý hơn, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, đơn vị, chính quyền để đáp ứng nhu cầu. Chuyên gia đề xuất, Việt Nam nên có quỹ bình ổn như Singapore để người dân có thể dễ dàng có nhà ở.