Cần điều chỉnh chế độ, chính sách để nâng 'chất' trường dân tộc nội trú

04/10/2023, 10:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các nhà giáo đề xuất xem xét, điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế chính sách đối với GV, nhân viên và HS các trường phổ thông dân tộc nội trú.

Không phủ nhận, những chính sách dành cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trong đó có học sinh các trường phổ thông nội trú đã tiếp bước đến trường, tạo động lực để các em yên tâm học tập, yêu trường, lớp; trở thành con ngoan trò giỏi. Song, một số chính sách đã “lỗi thời”, cần sớm điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn khách quan.

Chẳng hạn, hiện nay học sinh trường THCS dân tộc nội trú được cấp chăn bông, chiếu, màn, áo bông, áo mưa... Tuy nhiên, việc trang cấp này chỉ thực hiện một lần vào năm học đầu cấp (lớp 6). Điều này có nghĩa, mỗi học sinh lớp 6 của trường THCS dân tộc nội trú được cấp áo bông, đồng phục, chăn bông, chiếu, màn... dùng cho 4 năm học. Trong khi đó, ở lứa tuổi này, nhiều học sinh bước vào giai đoạn dậy thì “tuổi ăn, tuổi lớn” quần, áo vừa chật vừa ngắn ngay khi bước vào lớp 8.

Ngoài ra, các đồ dùng cá nhân nêu trên dễ bị hư hỏng nên khó để học sinh sử dụng trong suốt 4 năm học tập tại nhà trường. Đặc biệt, việc cấp áo mưa là không phù hợp do các em ở nội trú, chủ yếu di chuyển trong phạm vi nhà trường.

Từ những bất cập nêu trên, tôi đề nghị việc trang cấp quần áo cho học sinh cần được thực hiện hàng năm. Cụ thể, mỗi năm học sinh được cấp 1 áo ấm và 2 bộ quần, áo đồng phục (dài tay, ngắn tay). Học sinh được cấp tiền tàu xe theo giá vé thông thường của phương tiện vận tải công cộng, mỗi năm 2 lần (cả lượt đi và lượt về) để thăm gia đình vào dịp Tết và dịp nghỉ Hè.

Ngoài ra, nên thay đổi việc cấp đồ dùng cá nhân như: Chăn bông, áo mưa, áo bông thành chăn ấm, ô dù, áo ấm… nhằm thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. Muốn vậy, các cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế Thông tư 109 để đảm bảo phù hợp tình hình thực tế.

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng (Hiệu trưởng Trường PTDTNT Ka Lăng, Lai Châu): Điều chỉnh mức học bổng lên 100%

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng. ảnh 3
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng.

Hiện nay, mức học bổng cho học sinh trường dân tộc nội trú là 80% mức lương cơ bản. Mức học bổng này còn thấp để nhà trường đảm bảo bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho các em.

Vì thế, mức học bổng này có thể tăng lên 100% mức lương cơ bản, nhằm bảo đảm mức sống, sinh hoạt tối thiểu cho học sinh. Hiện, mức lương và chế độ đối với nhân viên phục vụ còn thấp, không bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu nên cần có hỗ trợ để họ yên tâm công tác…

Ngoài ra, Nhà nước cần bổ sung nhiều kinh phí cho các trường phổ thông dân tộc nội trú để các trường có thể tổ chức thêm các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường.

Mở rộng diện tích phải rộng để đủ sân chơi cho học sinh và thiết kế khu thực hiện các mô hình tăng gia sản xuất cho các em. Bên cạnh đó, tôi đề nghị các địa phương, các trường có thể phối hợp, tổ chức cho học sinh trường dân tộc nội trú được đi tham quan, giao lưu với nhau để học hỏi và phát triển toàn diện.

Bà Châu Quỳnh Dao cho biết: “Tôi đề nghị nâng mức lương và chế độ cho giáo viên, nhân viên phục vụ tại các trường phổ thông dân tộc nội trú. Thực tế cho thấy, mức hưởng như hiện nay không bảo đảm sinh hoạt tối thiểu cho họ. Do đó, cần sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo cuộc sống cho các viên chức này, giúp họ yên tâm công tác…”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-dieu-chinh-che-do-chinh-sach-de-nang-chat-truong-dan-toc-noi-tru-post655975.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-dieu-chinh-che-do-chinh-sach-de-nang-chat-truong-dan-toc-noi-tru-post655975.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần điều chỉnh chế độ, chính sách để nâng 'chất' trường dân tộc nội trú