Cần sớm quan tâm tới trẻ tự kỷ

La Giang | 13/11/2023, 15:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Đó là ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo Phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ ở tuổi mầm non vừa diễn ra tại Hà Nội.

Theo các nhà khoa học, tự kỷ gây ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống của người không may mắc phải, suy giảm nguồn nhân lực lao động và là gánh nặng của cả gia đình và xã hội.

Vì thế, các hoạt động can thiệp, hỗ trợ từ sớm giúp trẻ tự kỷ phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng là cần thiết và quan trọng.

z4873060796402_0b4b79c797dcb003525460f29367e691.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân xác thực vì sao một đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, tay chân lành lặn nhưng lại mắc rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn lan tỏa phổ tự kỷ đang có tỷ lệ mắc cao trên toàn thế giới. Những nghiên cứu ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ chỉ ra tỷ lệ người mắc rối loạn phổ tự kỷ có tỷ lệ trung bình là 1% dân số.

Bà Trần Thị Ngọc Lan, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ người khuyết tật (COHO) dẫn ước tính của các chuyên gia vào năm 2019, Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ tự kỷ, và 8 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Những con số trên cho thấy, số trẻ tự kỷ ngày càng tăng, việc hỗ trợ và can thiệp sớm vì thế càng cần được xã hội nhận thức rõ ràng và can thiệp sớm để hạn chế thấp nhất những hậu quả xấu với trẻ tự kỷ, gia đình và xã hội.

Thạc sĩ Bùi Thị Tuyết, Hiệu trưởng Trường Mầm non VSK Thăng Long (Hà Nội) cho rằng: Trẻ em tự kỷ sau khi được phát hiện, nếu được tiếp cận với phương pháp giáo dục sớm ở cơ sở mầm non ngay từ 2-3 tuổi, được học hòa nhập với trẻ bình thường sẽ giảm thiểu những tổn thương về tinh thần, trí tuệ cũng như thể chất.

z4873059483481_65559100f81e116c6c38ec9b052b3a82.jpg
Bà Trần Thị Ngọc Lan, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ người khuyết tật (COHO) chia sẻ tại hội thảo.

Nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương cũng đề nghị, cần nâng cao nhận thức của giáo viên và cha mẹ trong việc phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm cho trẻ tự kỷ ở độ tuổi mầm non, nhằm giảm thiểu tổn thương về thể chất, tinh thần cho trẻ trong quá trình phát triển. Tăng cường hợp tác giữa các trường mầm non với cơ sở can thiệp để phát hiện sớm, can thiệp giáo dục sớm trẻ tự kỷ có hiệu quả, đặc biệt là giáo dục hòa nhập nhằm hướng tới bình đẳng trong giáo dục đối với trẻ tự kỷ.

Theo các nhà khoa học, thực tế xã hội đã có những nhận thức nhiều hơn về vấn đề này. NGND, PGS, TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Phó chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: Trong thời gian qua, một số cơ sở giáo dục mầm non đã đón nhận các trẻ tự kỷ vào học hòa nhập, và một số trung tâm hỗ trợ can thiệp trẻ tự kỷ đã ra đời.

z4873060362991_9ab60eceb4f200a85b7f99f2b3e9a4ab(1).jpg
 NGND, PGS, TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), Phó chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Nguyễn Xuân Diệu, Chủ tịch Hội Đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn khoa học công nghệ Hoàng Việt, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe trẻ tự kỷ cũng vô cùng quan trọng. "Với sứ mệnh vì sức khỏe cộng đồng và tầm nhìn chiến lược ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo lãnh đạo, Tập đoàn khoa học công nghệ Hoàng Việt đã trăn trở, nghiên cứu, tổ chức sản xuất kinh doanh những sản phẩm hữu ích cho cộng đồng để phục vụ: Nâng cao sức khỏe - nâng cao sức đề kháng - đẩy lùi bệnh tật và làm đẹp toàn diện. để thực hiện tầm nhìn, chiến lược.

Do đó, Hoàng Việt Group đã có hợp tác chiến lược toàn diện với các đối tác uy tín như: Hội GDCSSKCD Việt Nam, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD và nhiều tổ chức khoa học uy tín ở Việt Nam.

Trẻ tự kỷ là đối tượng được xã hội đặc biệt quan tâm hiện nay. Hoàng Việt Group với vai trò đối tác chiến lược toàn diện của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người IPD, đã tham gia đồng hành trong công tác tổ chức và tài trợ toàn bộ phần quà ý nghĩa, từ những sản phẩm chăm sóc sức khỏe do Tập đoàn Hoàng Việt nghiên cứu và sản xuất. Tập đoàn Hoàng Việt sẽ tiếp tục đồng hành cùng IPD tiếp tục nghiên cứu sản xuất và tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa trong thời gian tới với mục tiêu "giáo dục phát triển tiềm năng con người" và vì cộng đồng", Nguyễn Xuân Diệu nói.

Bài liên quan
Mở rộng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ
Việc xây dựng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, khuyết tật là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều giá trị tích cực tới cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần sớm quan tâm tới trẻ tự kỷ