Chính sách giáo dục

Cần thiết bổ sung điều luật để bảo vệ nhà giáo

06/05/2025 20:53

Theo các đại biểu Quốc hội, bổ sung điều luật để bảo vệ nhà giáo là cần thiết nhưng tránh chồng lấn quyền giám sát của người dân.

Phát biểu tại Phiên thảo luận dự thảo Luật Nhà giáo (sáng 6/5), đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) đề nghị, cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể hơn và cân nhắc nguyên tắc minh bạch, để tách bạch, tránh chồng lấn quyền giám sát của người dân, nhất là khi nhà giáo có dấu hiệu vi phạm.

Đồng thời, cần quy định rõ để tránh hiểu nhầm giữa việc cấm phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo với việc phản ánh dấu hiệu vi phạm của nhà giáo với cơ quan chức năng.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề phát sinh trong trường học như: bạo lực học đường, lạm thu, dạy thêm trái quy định, cắt xẻ khẩu phần ăn của học sinh… được phát hiện đều từ những nguồn tin của người dân.

nguyen-van-hoa-dong-thap.jpg
đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp)

Nhấn mạnh, việc người dân có phản ánh khi phát hiện tiêu cực trong đội ngũ giáo viên là cần thiết, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) nêu ví dụ, bạo lực học đường hay các vấn đề tiêu cực khác mà người dân phát hiện thì nên được thông tin cho các cơ quan báo chí. Các cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về những thông tin đó khi đăng tải.

"Khi cơ quan chức năng đã vào cuộc thanh tra, kiểm tra những phản ánh đó thì không được thông tin khi chưa có kết luận. Tôi thống nhất với điều đó" - đại biểu Phạm Văn Hòa góp ý.

nguyen-tam-hung-ba-ria-vung-tau.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Dự thảo Luật Nhà giáo khẳng định, nhà giáo có vai trò quan trọng và cần được tôn trọng bảo vệ. Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tâm Hùng (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng, các quy định bảo vệ danh dự nhân phẩm nhà giáo tại Điều 6, Điều 4, Điều 1 còn thiếu cụ thể. Khi áp dụng vào thực tế, dễ dẫn đến áp dụng mỗi nơi một kiểu.

Đại biểu nêu ví dụ, khi nhà giáo bị xâm phạm trên mạng xã hội hoặc trong lớp học, quy trình xử lý hỗ trợ pháp lý chưa thể hiện rõ. Đại biểu đề nghị bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ pháp lý miễn phí cho nhà giáo khi bị xâm phạm uy tín trong khi thi hành nhiệm vụ. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục trong việc chủ động bảo vệ nhà giáo.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật Nhà giáo tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, điều chỉnh, sửa đổi (nếu có) và giải trình trước Quốc hội trong ngày biểu quyết thông qua Dự thảo luật (dự kiến ngày 11/6/2025).

Trước đó, ông Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Liên quan đến quy định về bảo vệ uy tín danh dự của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp, ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, nhiều đại biểu cho rằng, cần tiếp tục sửa đổi, có quy định rõ ràng, cụ thể từng nội dung để khi luật đi vào thực tiễn được triển khai hiệu quả.

Trong đó, tại Điểm b, Khoản 3 của Điều 11 Dự thảo luật quy định những việc tổ chức cá nhân không được làm đối với nhà giáo như: đăng tải, phát tán thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin không chính xác về nhà giáo. Theo các đại biểu, đây là điểm mới nhằm bảo vệ danh dự của nhà giáo và ảnh hưởng tiêu cực từ dư luận.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/can-thiet-bo-sung-dieu-luat-de-bao-ve-nha-giao-post729967.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/can-thiet-bo-sung-dieu-luat-de-bao-ve-nha-giao-post729967.html
Bài liên quan
Hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua
Đánh giá cao dự thảo Luật Nhà giáo, hy vọng Luật này sớm đi vào cuộc sống, các đại biểu Quốc hội đồng thời góp ý thêm nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần thiết bổ sung điều luật để bảo vệ nhà giáo