Người mẹ cho biết, không chỉ con mà chính chị cũng rơi vào trạng thái bất an như vậy. Chị luôn bứt rứt, nhấp nhổm, dễ cáu gắt, khó ngủ, thay đổi tâm trạng bất ngờ, làm việc không hiệu quả và tăng cân mất kiểm soát...
Biết không ổn, cuối tuần vừa rồi, chị đưa con gái cùng đến phòng khám tâm thần.
"Con có quyền thi rớt"
Trước mỗi kỳ thi, nhất là kỳ thi vào lớp 10 khốc liệt, cả học sinh và phụ huynh cùng rơi vào áp lực "nhất định phải đỗ" để tìm một chỗ ở trường công lập. Kết quả của kỳ thi còn được xem là "quyết định số phận", con đường học hành của những đứa trẻ 15 tuổi.
Mọi sự lo lắng, bất an này của học sinh, phụ huynh giờ đây dồn hết vào việc... chờ điểm thi. Cũng như lúc ôn thi, thời điểm này, mọi suy nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc đều hướng vào việc "phải đỗ".
Chính những điều này càng đẩy sự lo lắng, bất an của học sinh và phụ huynh lên cao độ.
Trái ngược với tâm trạng trên, anh Võ Đức Huy, ở quận Tân Phú, TPHCM cho hay, vợ chồng anh thể hiện rõ quan điểm, trong cuộc sống, con có quyền thất bại, trong học tập . Quyền này của các con cũng như quyền thành công, quyền thi đậu.
"Cháu đã làm hết khả năng của mình, thế là đủ. Con có thể đậu và con cũng có thể rớt, kết quả như thế nào thì con sẽ lựa chọn tiếp theo con đường đó. Đỗ lớp 10 thì cháu học tiếp, còn rớt cháu sẽ theo học nghề kỹ thuật ô tô. Tôi luôn nói với con, con quyền thi rớt, thất bại, đau khổ", anh Huy trải lòng.
Theo anh Huy, ngoài việc tạo điều kiện, động viên con trong học tập, bố mẹ cần học cách tôn trọng quyền thi rớt của đứa trẻ. Không phải lúc nào các con cũng khỏe mạnh, thành công, thi đỗ như người lớn mong muốn. Trong cuộc sống sẽ có không ít những thất bại, biến cố, từ thi rớt tới bệnh tật, đau khổ, phá sản, hôn nhân tan vỡ...
Theo ông bố 43 tuổi, trẻ không sợ thi rớt bằng thái độ, phản ứng của bố mẹ. Bố mẹ thường nói yêu con vô điều kiện nhưng họ lại ít chấp nhận con mình, ít bao dung và cho con cơ hội. Nhiều phụ huynh quay sang trách móc, chì chiết, chê bai hay mắng con khi kết quả thi không như ý của mình.
Thực tế, mỗi năm có gần 20.000 thí sinh tại TPHCM . Ở Hà Nội, con số còn gấp đôi, với gần 40.000 học sinh. Tính chung cả nước, mỗi năm có đến hàng trăm ngàn học sinh rớt kỳ lớp 10.
Kỳ thi này xuất phát từ chính sách phân luồng sau trung học cơ sở và cả thực tế là thiếu trường THPT công lập, nhất là tại các thành phố lớn. Không ít học sinh có học lực tốt vẫn có thể vẫn rớt, vì chỉ tiêu ít ỏi hay do thiếu may mắn khi chọn nguyện vọng.
Trong lần trao đổi với ngành giáo dục TPHCM về sức khỏe tâm thần học đường, bác sĩ bác sĩ Lâm Hiếu Minh, nguyên Phó trưởng khoa tâm lý tâm thần trẻ em, bệnh viện Tâm thần TPHCM cảnh báo, số học sinh đi khám bệnh tâm thần tăng không ngừng mỗi năm. Nhất là vào mùa thi cử, phòng khám tâm thần nhi luôn trong tình cảnh không đủ chỗ, bác sĩ làm không xuể.
Đặc biệt, ông Minh nhấn mạnh, khi đã vào viện thì tình trạng của các em phần lớn đã rất nặng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và cuộc sống.