Căng thẳng cực độ với kiểu sếp luôn nhắn tin lúc nửa đêm, rạng sáng

17/02/2023, 11:12
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau nhiều tháng nghỉ việc, Nate Shalev vẫn nhảy dựng lên vì lo lắng mỗi khi nhận được thông báo tin nhắn; vị sếp cũ luôn nhắn tin lúc rạng sáng là nỗi ám ảnh của cô.

“Công ty chúng tôi cam kết làm việc lúc 9h sáng và kết thúc công việc vào 5h chiều”, Anderson nói.

Lấy lại quyền kiểm soát

Nancy Halpern, một nhà tư vấn lãnh đạo từng làm việc với các công ty như Novartis AG và Bank of America Corp, cho biết nếu bạn luôn trả lời sếp trong bữa tối, thì chính bạn đang củng cố suy nghĩ rằng cấp trên có thể nhắn tin cho bạn mọi lúc.

“Hãy kiểm soát cuộc sống của chính mình một chút”, Halpern nói.

Căng thẳng cực độ với kiểu sếp luôn nhắn tin lúc nửa đêm, rạng sáng - 3

Bạn nên biết kiểm soát, cho cấp trên thấy mình còn có cuộc sống ngoài công việc. (Ảnh minh họa: Phương Lâm)

Liếc qua tin nhắn, nếu thấy không quá quan trọng, cứ ăn xong bữa rồi phản hồi. Nếu thấy việc đó quá khẩn cấp, bạn có thể gọi điện và đề nghị: “Tôi đã xem tin nhắn và muốn trả lời nó. Nhưng tôi đang ăn tối, tôi có thể trả lời sau một tiếng nữa không?”.

Làm như vậy, bạn sẽ rèn cho cấp trên suy nghĩ rằng bạn đang có mặt, bình tĩnh và ghi nhận đầy đủ yêu cầu, đồng thời giữ được một số quyền kiểm soát của bản thân (và nhắc cho quản lý hiểu bạn có cuộc sống riêng bên ngoài công việc).

Khi bạn phải chuẩn bị tinh thần để bị gián đoạn công việc vì tin nhắn từ sếp, thật khó để tập trung. Bị kiểm soát liên tục cũng khiến nhân viên mất tự tin.

Khe Hy, người sáng lập và giám đốc điều hành của RadReads, một công ty giáo dục trực tuyến cung cấp các lớp học năng suất, nói rằng đôi khi các ông chủ không suy nghĩ gì lúc làm vậy.

Khi Hy còn làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, khoảng 1/3 thông báo “khẩn cấp” đến từ ông chủ thường có nội dung: “Cậu gửi cho tôi đường link đăng nhập vào trận đá bóng ảo được không?”, “Tên cái nhà hàng ở New York đó là gì nhỉ?”...

Theo Hy, có cách để bạn “huấn luyện” cấp trên trong việc gửi tin nhắn và chờ đợi phản hồi.

Đầu tiên, hãy tìm ra tiêu chuẩn thực sự là gì. Sếp của bạn có mong đợi, thậm chí đòi bạn trả lời ngay lập tức tin nhắn mà ông ấy gửi lúc nửa đêm, trong khi bạn đang bận ru con ngủ không?

Hy khuyên bạn nên phân loại tin nhắn mình nhận được, từ email giao việc đến các ghi chú gửi vào cuối tuần, hỏi sếp của bạn khi nào ông ấy muốn nhận được phản hồi.

Nếu câu trả lời là “càng sớm càng tốt”, hãy lọc email đó và xếp vào ưu tiên. Hy từng dùng bộ lọc email và xếp các nội dung đó lên hàng “VIP”, xếp riêng chúng vào thư mục riêng để nhận biết mức độ quan trọng.

Nếu sếp là người thích nhắn tin, với mọi loại yêu cầu, bạn có thể điều chỉnh phần cái đặt để gán cho người đó một nhạc chuông riêng và không bỏ lỡ nó.

(Nguồn: Zing News)

Theo vtc.vn
https://vtc.vn/cang-thang-cuc-do-voi-kieu-sep-luon-nhan-tin-luc-nua-dem-rang-sang-ar742520.html
Copy Link
https://vtc.vn/cang-thang-cuc-do-voi-kieu-sep-luon-nhan-tin-luc-nua-dem-rang-sang-ar742520.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng cực độ với kiểu sếp luôn nhắn tin lúc nửa đêm, rạng sáng