Một đoạn cao tốc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang hình thành. Ảnh: VŨ LONG
Ông Phan Xuân Bách thông tin: công tác giải phóng mặt bằng của dự án cơ bản đáp ứng tiến độ. Phần diện tích chưa bàn giao mặt bằng do vướng chuyển mục đích sử dụng rừng. Trong thời gian tới, chủ đầu tư tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích còn lại của dự án.
Hình hài đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột ở điểm cuối. Ảnh: VŨ LONG
Hiện tỉ lệ bàn giao mặt bằng tại huyện Krông Pắk và huyện Cư Kuin đạt 100%, huyện Ea Kar đạt hơn 80%.
Thi công cọc khoan nhồi ở cao tốc. Ảnh: VŨ LONG
Trao đổi với PV, ông Đinh Xuân Diệu, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, nói: “Xác định đây là dự án trọng điểm, ngay từ khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, chúng tôi triển khai các tổ để họp dân, rồi lên phương án đền bù cụ thể, hợp lý. Tại các buổi tiếp xúc, hầu hết người dân đều đồng lòng, đồng ý phương án đền bù, giải tỏa. Nhờ vậy, huyện Krông Pắk mới đạt tiến độ thu hồi đất bàn giao cho dự án nhanh nhất”.
Công nhân thi công dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Ảnh: VŨ LONG
Cấp phép chuyển đổi rừng, mỏ vật liệu xây dựng Tháng 12-2023, Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác đối với gần 200 ha rừng ở hai tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk để thực hiện dự án cao tốc. Trong đó, diện tích rừng cần chuyển đổi của địa bàn tỉnh Đắk Lắk hơn 169 ha. Để đáp ứng kịp thời cho tiến độ, UBND tỉnh Đắk Lắk đã đưa 18 vị trí bãi thải, 17 vị trí trạm trộn, 11 vị trí mỏ đất, 19 vị trí mỏ đá và chín vị trí mỏ cát phục vụ dự án thành phần 3. |