Khi mắc phải những căn bệnh phức tạp hoặc gặp tai nạn, chó mèo cũng cần cấp cứu. Bất kể lễ Tết, đêm hôm, nhiều cơ sở thú y luôn sáng đèn chạy chữa cho những thú cưng được ví là "cục vàng bốn chân".

Cách đây hai tháng, anh chữa cho một chú chó bị bắt trộm, giữa đường nhảy xuống thoát được nhưng bị xe đụng vỡ xương chậu. Có những ca anh phải mổ, dùng đinh ốc cố định xương, cả tháng mới lành.

"Tôi cũng từng chữa một chú chó béc giê bị bỏ rơi ở Long An, bị suy dinh dưỡng, viêm da nặng và được một phụ nữ tốt bụng đưa lên phòng khám. Chú chó khỏe mạnh trở lại và được đặt tên là Phúc", anh kể.

Hơn 10 năm trong nghề, bác sĩ thú y Bạch Ngọc Thủy Tiên (phòng khám 9B, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) cho biết ngoài những trường hợp thông thường, chị còn tiếp nhận cấp cứu những chú chó bị trúng bả, mèo bị chó cắn... Chị cũng từng chữa một chú chó bị tắm xăng dẫn đến ngộ độc.

Điểm mấu chốt của việc cấp cứu là thời gian và sự chính xác. Theo anh Nhựt, khi thú cưng có vấn đề, chủ nuôi nên đưa đi thăm khám và theo dõi càng sớm càng tốt. "Việc can thiệp cấp cứu sớm sẽ tăng tỉ lệ cứu sống.

Bên cạnh đó, việc chẩn đoán chính xác bệnh và tình trạng thú cưng sẽ giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh chóng, đỡ tốn kém", anh nói. Ngoài ra, bác sĩ cần giải thích rõ với chủ nuôi về tình trạng bệnh, tiên lượng, chi phí điều trị...

Với chị Tiên, người làm công việc chữa trị cho thú cưng, ngoài khả năng chuyên môn thì tình yêu nghề, yêu động vật sẽ là phương thuốc đặc trị để chữa lành bệnh tật cho các bé chó mèo.

Tương tự, anh Nhựt cũng cho rằng khi làm công việc chăm sóc và chữa bệnh cho thú cưng, quan trọng nhất phải thật kiên nhẫn và yêu thương chúng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng cho thú cưng để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật - Ảnh: Y.TRINH

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm phòng cho thú cưng để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật - Ảnh: Y.TRINH

Vui buồn nghề chữa bệnh cho thú cưng

Niềm vui của bác sĩ thú cưng là sau mọi nỗ lực cứu chữa, chó mèo được tiếp tục sống. Anh Nhựt cho biết không chỉ riêng anh mà tất cả các bác sĩ, kỹ thuật viên hành nghề thú y đều sẽ cảm thấy rất hạnh phúc, xứng đáng với tâm huyết bỏ ra khi cứu được một sinh mạng, cho dù chúng có chủ hay bị bỏ rơi.

"Chắc chắn điều đó sẽ làm cho người làm nghề có thêm động lực tiếp tục với nghề, thêm tình yêu thương với động vật", anh tâm sự.

Nghề nào cũng có những nỗi niềm riêng. Với bác sĩ thú y, họ luôn chịu áp lực chữa khỏi cho những cục cưng mà khách hàng mang đến.

Có khi người nuôi không hiểu, cứ nghĩ rằng đến cơ sở thú y là sẽ qua khỏi nhưng điều này còn tùy thuộc tình trạng bệnh. Một số trường hợp thú cưng chẳng may không sống được, họ phải nhận những lời trách móc từ khách hàng.

Thú cưng không biết nói. Chúng cũng không biết cách giữ gìn sau chữa trị, thế nên việc cứu chữa cũng không đơn giản.

"Do đó, một trong những cái khó của ca cấp cứu là thu thập thông tin bệnh của chó mèo. Người nuôi cần nói rõ nguyên nhân, diễn biến bệnh... để giúp ích quá trình điều trị", chị Tiên chia sẻ.

Để việc chữa trị đạt hiệu quả cao, ngoài bàn tay vàng của bác sĩ, các cơ sở còn đầu tư các loại thiết bị, máy móc. Thú cưng khi đưa đến, tùy tình trạng có thể sẽ phải chụp phim, siêu âm, làm các xét nghiệm, thực hiện phẫu thuật...

Yêu chó mèo và mong muốn chữa trị cho chúng tốt nhất, thế nên các bác sĩ thú cưng như anh Nhựt cũng không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề. Từ Vĩnh Long, chị Tiên cũng đi dự các hội thảo ở TP.HCM để cập nhật phương pháp điều trị, các loại thuốc mới cho những "cục vàng".

Mỗi ngày chó mèo - người bạn thân thiết của con người - luôn ngóng đợi chủ nhân trở về. Giữa đời sống căng thẳng, chuyện "con sen" là người nuôi hết lòng cứu chữa thú cưng cũng là điều đáng quý.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, tai nạn, các bác sĩ thú y lưu ý người nuôi khi dẫn chó mèo đi dạo nên có dây dẫn, không để chúng liếm, ăn lung tung bên ngoài, theo dõi cân nặng và bề ngoài.

"Không chỉ ở đô thị mà cả những vùng nông thôn, thú cưng cần được tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và ngừa dại đầy đủ, xổ giun sán, kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế thả rong...", anh Nhựt cho biết.

Riêng với chị Hằng có kinh nghiệm nhiều năm nuôi chó mèo trong không gian nhà đô thị, chị chia sẻ nơi ở của mình phải diệt khuẩn, khử khuẩn. "Mình cần có chế độ ăn hợp lý cho thú cưng. Ban ngày có thể cho chúng tắm nắng. Những điều này sẽ giảm nguy cơ bệnh nhiễm khuẩn, nấm, đường ruột...", chị nói.

Theo tuoitre.vn
https://tuoitre.vn/cap-cuu-thu-cung-20230624100319353.htm
Copy Link
https://tuoitre.vn/cap-cuu-thu-cung-20230624100319353.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấp cứu thú cưng