2. Tránh hít quá nhiều khói dầu
Xào, nướng, chiên rán... là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư phổi.
Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những loại dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.
Chính vì vậy, nên tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ cao, chọn dầu ăn chất lượng cao. Cùng với đó nên cải thiện hệ thống thông gió trong bếp, thiết kế cửa sổ hợp lý tạo không gian thông thoáng, tránh xây phòng bếp quá kín và nhỏ. Nếu không có điều kiện mở rộng không gian bếp, nên sử dụng máy hút mùi trong bếp để giảm ảnh hưởng của khói dầu đến sức khỏe.
3. Tự bảo vệ môi trường hóa chất
Tiếp xúc lâu dài với một số chất kim loại nặng như crom, cadmium, asen, khí thải động cơ diesel, môi trường làm việc tiếp xúc với các chất hóa học như công nghiệp kim loại, công nghiệp luyện kim, tiếp xúc ra môi trường bức xạ... sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mắc ung thư phổi.
Nếu phải làm việc trong các môi trường độc hại, cần tăng cường tự bảo vệ cơ thể bằng cách mặc quần áo bảo hộ, khẩu trang... tại nơi làm việc để tránh cơ thể tiếp xúc quá nhiều với chất gây ung thư.
4. Khám sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể xác định các tế bào ung thư giai đoạn đầu. Phát hiện sớm và điều trị sớm là cách trực tiếp nhất để tăng tỷ lệ sống sót do ung thư. Dù sàng lọc ung thư phổi không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư nhưng nó có thể làm giảm tỷ lệ tử vong thông qua việc phát hiện và điều trị sớm.
5. Thói quen sinh hoạt tốt
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới đã công bố kết quả nghiên cứu quy mô lớn vào năm 2007 và 2016 cho biết, các loại rau củ, trái cây rất giàu chất dinh dưỡng thực vật hóa học và vi chất chống oxy hóa, nếu tiêu thụ đầy đủ có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của ung thư phổi.
Chế độ ăn giàu carotenoid, vitamin C cũng như các chất dinh dưỡng chống oxy hóa (vitamin C, b-carotene, a-carotene, b- cryptoxanthin, lutein, zeaxanthin và lycopene) có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.
Đồng thời, việc duy trì các thói quen sinh hoạt tốt như tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống cân bằng, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, giảm căng thẳng, suy nghĩ tích cực... có thể giúp con người tăng cường khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: ETtoday