Nhưng trước tất cả các triệu chứng và chẩn đoán của bác sĩ, cha của Lục Thanh vẫn một mực cho rằng con trai mình giả bệnh.
Trước khi rơi vào hố sâu của bệnh tâm thần phân liệt, cậu bé bất lực này đã hết lần này đến lần khác kêu gọi sự giúp đỡ theo cách riêng của mình. Nhưng cha mẹ không những không nhận lời kêu cứu của con mà còn dùng sự thờ ơ, coi thường đẩy con xuống vực sâu tuyệt vọng hơn nữa.
Câu chuyện của Lục Thanh, với những bài học tiêu cực, đã khiến dư luận Trung Quốc dậy sóng. Đây chính là lời cảnh tỉnh lớn cho những bậc cha mẹ: Đừng là kẻ bắt nạt đầu tiên trong đời con bạn.
Từng có một thảo luận nóng trên mạng Internet xứ Trung với chủ đề: Phương pháp nuôi dạy con cái tồi tệ nhất của cha mẹ là gì? Một trong số bình luận được tương tác nhiều nhất là: "Chỉ cho chúng ăn, mua quần áo và đưa đến trường, nhưng hoàn toàn bỏ qua nhu cầu tình cảm của chúng".
Một đứa trẻ không được quan tâm giống như một tù nhân bị đày đến một hòn đảo biệt lập, chỉ có thể ngày càng trở nên bất lực. Cuối cùng, nó sẽ trút sự bất bình của mình bằng cách làm tổn thương người khác, hoặc nhắm nòng súng tuyệt vọng vào chính mình. Nhiều bậc cha mẹ không hiểu tại sao khi con gặp khó khăn không tìm đến mình để được giúp đỡ mà không biết, trước đó bạn từng khước từ lời thỉnh cầu của con bao lần.
Bên cạnh đó, còn có những phụ huynh bắt nạt con bằng lời nói. Trên mạng từng lan truyền video một nữ sinh 18 tuổi ở tỉnh Cát Lâm (Trung Quốc) chọn cách nhảy sông tự tử do chịu quá nhiều áp lực trong học tập. Cô bé may mắn được người dân phát hiện và giải cứu kịp thời. Sau khi cha của cô gái biết chuyện, ông đã vội vàng chạy đến hiện trường. Không ngờ ông vừa mở miệng, tất cả mọi người có mặt đều sửng sốt vì người cha mắng con gái: "Con có chết hay không? Không chết chứ gì? Không chết thì về nhà đi!”.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan (Mỹ) đã tiến hành một thí nghiệm và phát hiện ra rằng: Khi một người gặp bạo lực bằng lời nói, nỗi đau tinh thần mà người đó cảm nhận được sẽ ngang với mức độ đau đớn mà người đó phải trải qua khi bị thương về thể chất.
Tổn thương do lời nói mang đến không thua kém gì nỗi đau thể chất. Ảnh minh họa
Nhiều khi những đứa trẻ thà chịu đau đớn về thể xác còn hơn đối mặt với những lời trách móc, chế nhạo, coi thường từ chính cha mẹ mình.
Sau tất cả, cha mẹ và gia đình nên là tòa thành an toàn bao bọc con trẻ chứ không phải là điểm dừng tuyệt vọng của trẻ. Vì vậy, đừng bao giờ là kẻ bắt nạt đầu tiên trong cuộc đời con bạn. Hãy quan tâm con đủ nhiều, nói chuyện tử tế với con, tôn trọng con, đừng dùng bạo lực dưới mọi hình thức làm tổn thương những tâm hồn non nớt. Có như vậy, con trẻ mới có thể trưởng thành lành mạnh, chứ không phải dành toàn bộ cuộc đời để chữa lành những tổn thương thời thơ ấu.
Nguồn: Sohu