Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể hỏi trẻ với tâm thế ôn hòa, hiện tại con nghĩ sao về việc mình đã làm sai? Có ý kiến gì, suy nghĩ như thế nào?... Hãy để trẻ bày tỏ suy nghĩ của mình, cùng trẻ trò chuyện để thấu hiểu hơn. Điều này không chỉ có thể giải quyết vấn đề mà còn tăng cường mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ.
4. Con sẽ làm gì nếu gặp phải tình huống tương tự?
Sau khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên tìm hiểu để định hướng giáo dục cho con. Cha mẹ nên hỏi trẻ rằng, con có còn làm như vậy không? Con nên làm gì vào lần tới khi mắc lỗi? Thông qua cách dẫn dắt này, cha mẹ cũng có thể để trẻ nhận ra rằng, sau khi mắc lỗi đều có biện pháp để giải quyết. Giáo dục con theo cách này, chắc chắn con sẽ phát triển tốt hơn.
Cha mẹ phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục con cái kể từ khi con còn nhỏ và bắt đầu từ chính bản thân mình, trở thành tấm gương tốt cho con. Khi trẻ mắc lỗi, trước tiên hãy điều chỉnh cảm xúc của chúng, sau đó cho con lời khuyên để con vững vàng hơn khi gặp phải tình huống đó sau này.