Cậu bé tự kỷ có thể nói 9 ngôn ngữ, chơi nhiều nhạc cụ và sáng tác bài hát nhờ phương pháp dạy con tuyệt vời của cha mẹ

27/04/2024, 17:34
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Công sức của họ đã được đền đáp xứng đáng bởi kết quả học tập đáng kinh ngạc của con. Năm 7 tuổi, cậu bé đã có thể nói được hơn 9 ngôn ngữ và sáng tác bài hát từ niềm đam mê chơi nhạc cụ.

Chia sẻ trên Bright Side, chị Juli Lanser Mayer, mẹ của cậu bé Rafael đến từ Brazil, đã nói về hành trình vượt qua chứng tự kỷ và trở thành một đứa trẻ thông minh, tài năng của con. Thông điệp mà chị muốn gửi đến mọi người là đôi khi những tài năng thực sự của một đứa trẻ có thể được che giấu đi và đừng đánh giá thấp chúng bởi vẻ ngoài.

Rafael được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ thể nặng ngay từ nhỏ. Khi Rafael 2 tuổi 8 tháng, cậu bé vẫn chưa nói được dù chỉ một từ. Điều bất thường này khiến vợ chồng chị Juli lo lắng.

Họ đã làm theo lời khuyên của một người bạn và đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Trong buổi hẹn đầu tiên, chẩn đoán của bác sĩ đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của gia đình chị Juli: Rafael mắc chứng tự kỷ nghiêm trọng.

Khi Rafael 2 tuổi 8 tháng, cậu bé vẫn chưa nói được dù chỉ một từ.

Khi Rafael 2 tuổi 8 tháng, cậu bé vẫn chưa nói được dù chỉ một từ.

Họ đã không thể chấp nhận điều này ngay lập tức nên đã đưa Rafael tới gặp thêm 3 bác sĩ khác. Câu trả lời vẫn như cũ. Juli và ông xã sống trong sợ hãi suốt khoảng thời gian đó bởi bản thân họ không biết chính xác tự kỷ là gì.

Họ sợ rằng sẽ phát hiện ra là tình trạng của Rafael không có cách chữa trị. Rồi dần lấy lại sự bình tĩnh, cả hai tự nhủ: Điều quan trọng nhất là hỗ trợ con trai và giúp con tìm ra "phiên bản tốt nhất" của mình trong tình huống này.

Sau cú sốc tâm lý, cha mẹ Rafael đã lao vào nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ tốt nhất.

Sau cú sốc tâm lý, cha mẹ Rafael đã lao vào nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp nuôi dạy một đứa trẻ tự kỷ tốt nhất.

Rafael bắt đầu tham gia trị liệu nhưng sau vài tháng, cậu bé vẫn không có bất kỳ tiến triển nào. Đối mặt với vấn đề này, các bác sĩ khuyên cha mẹ Rafael cho phép cậu bé sử dụng máy tính bảng để xem em có quan tâm đến bất cứ điều gì không.

Đó là một thử thách và họ sợ ảnh hưởng của công nghệ đến con trai mình, nhưng cha mẹ cậu bé đã chấp nhận lời đề nghị và Rafael bắt đầu tương tác với công nghệ.

Cậu bé đã được xem một số video bằng tiếng Bồ Đào Nha trên Youtube để trị liệu. Một ngày nọ, tính năng tự động phát của YouTube đã phát một bài hát bằng tiếng Anh. Ngay lúc đó, đôi mắt của Rafael sáng lên tỏ vẻ thích thú.

Đó là lúc Juli biết có gì đó đã thay đổi con trai. Kể từ khi ấy, Rafael bắt đầu đam mê học các ngôn ngữ khác. Cậu bé có một trí nhớ đáng kinh ngạc, vì vậy có thể mã hóa các ngôn ngữ khác rất nhanh và có khả năng phát âm chúng hoàn hảo.

Tiếng Anh, Tây Ban Nha, Nhật, Nga, Italy, Esperanto, Pháp, Đức và ngôn ngữ ký hiệu Brazil là những ngôn ngữ lần lượt được Rafael chinh phục. Cậu bé được bố mẹ cho tập trung vào học một ngôn ngữ cụ thể và chỉ chuyển sang ngôn ngữ mới khi đã nắm được những điều học trước đó.

Được chẩn đoán mắc Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) nhưng Rafael đã khiến các bác sĩ ngạc nhiên khi có thể nói thành thạo 9 ngôn ngữ.

Được chẩn đoán mắc Hội chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD) nhưng Rafael đã khiến các bác sĩ ngạc nhiên khi có thể nói thành thạo 9 ngôn ngữ.

Các kỹ năng của Rafael còn vượt xa ngôn ngữ. Cậu bé cũng thích chơi nhiều loại nhạc cụ như piano, organ, xylophone, trống. Gần đây, Rafael còn tham gia các môn âm nhạc và chỉ sau 3 buổi, cậu bé đã làm được những điều mà người khác phải mất 3 hoặc 4 năm mới thành thạo.

Rafael còn tập sáng tác bài hát và thỉnh thoảng lại đến các công viên trong thành phố để chơi nhạc ở đó. Một trong những nghệ sĩ yêu thích của cậu bé là Raffa Torres. Anh cũng từng mời cậu bé tham gia quay DVD và có một cuộc gặp gỡ ý nghĩa, thú vị.

Theo mẹ Rafael, âm nhạc cũng là một liều thuốc giúp Rafael tiến bộ. Đã một năm trôi qua kể từ khi các bác sĩ hạ mức tự kỷ của Rafael từ nghiêm trọng xuống trung bình.

Cậu bé tự kỷ cũng thích chơi nhiều loại nhạc cụ như piano, organ, xylophone, trống.

Cậu bé tự kỷ cũng thích chơi nhiều loại nhạc cụ như piano, organ, xylophone, trống.

Sau những gì xảy đến với con trai, chị Juli tin rằng một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ có nghĩa là luôn học cách nhìn mọi thứ khác đi.

"Bạn phải tin vào tiềm năng của con bạn, bất kể chúng ra sao. Nếu con bạn mắc chứng tự kỷ, đừng nghĩ chúng là gánh nặng, có thể con bạn có một khả năng học hỏi không ngừng. Nếu bạn vui vẻ, tử tế và quan tâm, bạn có thể chuyển những cảm xúc này cho con bạn và chúng sẽ hạnh phúc, tự tin phát triển bản thân", chị Juli chia sẻ.

Mặc dù Rafael chưa bao giờ đề cập đến việc cậu bé muốn trở thành người như thế nào khi trưởng thành, mẹ của bé vẫn tin rằng cậu bé có thể là một dịch giả để tận dụng khả năng ngôn ngữ đặc biệt. Mặt khác, với sở thích về công nghệ, âm nhạc và trò chơi điện tử, Rafael cũng có thể làm những công việc liên quan.

Cha mẹ Rafael nói rằng họ sẽ có mặt để giúp đỡ và bảo vệ Rafael trong suốt quá trình phát triển.

Cha mẹ Rafael nói rằng họ sẽ có mặt để giúp đỡ và bảo vệ Rafael trong suốt quá trình phát triển.

"Tôi không biết tương lai sẽ như thế nào, tôi sống và tận hưởng mỗi ngày theo cách tốt nhất có thể, có mặt và đồng hành cùng con trong bước đường con trưởng thành, trở nên độc lập. Dù đó là gì đi nữa hay cuộc sống đưa chúng tôi về đâu, tôi cũng sẽ luôn ở bên cạnh con", Juli nói.

Tự kỷ và thế giới của thiên tài

Nhiều đứa trẻ thiên tài trên thế giới được phát hiện đều có một điểm chung là chúng có những liên quan đến bệnh tự kỷ. Phải chăng, những gene gây nên bệnh tự kỷ cũng chính là những gene làm nên thiên tài? Thế nhưng, không nên hiểu sai lệch rằng, tất cả những người tự kỷ đều trở thành thiên tài.

Theo nghiên cứu của Giáo sư tâm thần Michael Fitzgeral (Đại học Trinity, Ireland), các đặc điểm liên quan tới hội chứng tự kỷ có nhiều nét tương đồng với các đặc điểm thường thấy ở những thiên tài. Nghiên cứu này được đúc kết từ quá trình xem xét khoảng 1.600 người tự kỷ và nhiều người nổi tiếng trong lịch sử để khẳng định mối liên hệ giữa tự kỷ, khả năng sáng tạo và thiên tài đều có nguồn gốc từ gene.

Nghiên cứu cho thấy, các "thần đồng" thường không mắc chứng tự kỷ nhưng một số đặc tính liên quan đến tự kỷ lại giúp họ vươn lên tốp đầu trong các lĩnh vực chuyên môn. Ví dụ như niềm đam mê dành cho một lĩnh vực đặc biệt nào đó, có trí nhớ phi thường, có con mắt quan sát chi tiết kỳ lạ...

Trên thế giới có rất nhiều thiên tài có dấu hiệu của tự kỷ, ở họ có những khả năng hiếm có với một tâm lý không bình thường. Nhà vật lý Isaac Newton (Anh), nhà vật lý Albert Einstein (Mỹ), nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven (Đức), nhà văn George Orwell (Anh), thiên tài âm nhạc Mozart (Áo), nhà văn Hans Christian Andersen (Đan Mạch) là những tài năng có một số biểu hiện của bệnh tự kỷ.

Một bức chân dung của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven - một trong số những tài năng có biểu hiện của bệnh tự kỷ. Ảnh: wordpress.com.

Một bức chân dung của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven - một trong số những tài năng có biểu hiện của bệnh tự kỷ. Ảnh: wordpress.com.

Jacob Barnet được công nhận là thần đồng vật lý hiếm có. Thiên tài sinh năm 1998 tại bang Indiana, Mỹ.

Khi mới 2 tuổi, cậu đã bị chẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ nặng. Nhiều bác sĩ đã cho rằng, Jascob không thể hòa nhập bình thường được với xã hội và phát triển như những cậu bé khác. Nhiều phương pháp chữa trị được áp dụng, hàng loạt chương trình giáo dục đặc biệt giúp Jacob phục hồi đều vô hiệu. Cậu bé tự kỷ ngày càng nặng và sống khép kín hơn.

Mẹ của cậu, cô Kristine kể lại: "Suốt thời gian đó, thằng bé không nói được bất kỳ từ nào, không giao tiếp ánh mắt với bất kỳ ai, không phản ứng lại khi được gọi tên. Nếu được ai đó ôm, thằng bé sẽ đẩy người đó ra".

Mẹ của Jacob là một giáo viên mẫu giáo, sau nhiều lần tìm kiếm phương pháp, cô và chồng quyết định không đưa con đến trường mà sẽ để Jacob tự học ở nhà. Cô Kristine áp dụng song song một số phương pháp vật lý trị liệu, tâm lý, khuyến khích cậu bé tự rèn luyện khả năng hoạt động như vẽ, toán, thể thao, giải mật mã..

Chính những nỗ lực này của người mẹ đã dần dần biến Jacob từ một đứa trẻ tự kỷ nặng thành một thiên tài vật lý nhờ chính sự khơi gợi khả năng đặc biệt của con phát huy tối đa. Chỉ trong vòng 2 tuần, Jacob đã học xong toàn bộ chương trình toán học của bậc trung học phổ thông. Cậu được nhận vào Đại học Purdue ở bang Indiana (Mỹ) khi mới 10 tuổi.

Jacob từ cậu bé tự kỷ đến thiên tài vật lý với IQ 170

Jacob từ cậu bé tự kỷ đến thiên tài vật lý với IQ 170

Trong quá trình học tập đại Đại học Purdue, Jacob đã bắt đầu nghiên cứu toán học và vật lý thiên văn, làm gia sư, trợ lý nghiên cứu khoa học. Ít ai ngờ rằng, cậu bé từng mắc tự kỷ nặng, thậm chí khó khăn giao tiếp lại có thể phi thường đến vậy. Jascob giống như ngôi sao vụt sáng sau một thời gian nằm ẩn nơi vũ trụ. 9 tuổi cậu bé đã nghiên cứu thuyết tương đối, 10 tuổi vào đại học và giờ đang học tiến sĩ.

Theo nhận xét của Giáo sư Scott Tremaine ở Đại học Princeton (Mỹ), những gì Jacob nghiên cứu trong thuyết tương đối được xem là một trong những vấn đề khó nhất trong lĩnh vực vật lý thiên văn và vật lý lý thuyết.

Amanda Batten, một chuyên gia thuộc Hiệp hội Tự kỷ quốc gia Anh, phát biểu: "Chúng ta không nên nghĩ tất cả người tự kỷ đều có khả năng trở thành thiên tài, bởi mỗi cá nhân đều có những tính cách, điểm mạnh và nhu cầu riêng biệt".

Theo Telegraph, hiện nay trên toàn thế giới cứ 10.000 dân thì có 60-120 trường hợp mắc bệnh tự kỷ.

Bài liên quan
3 lời khuyên nuôi dạy con cái được rút tỉa từ Maye Musk mà người mẹ nào cũng nên biết
Cách nuôi dạy con cái của Maye Musk rất đáng để các bậc cha mẹ học hỏi theo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cậu bé tự kỷ có thể nói 9 ngôn ngữ, chơi nhiều nhạc cụ và sáng tác bài hát nhờ phương pháp dạy con tuyệt vời của cha mẹ