Cha mẹ làm gì dạy con bài học "vỡ lòng" về tiền bạc?

Hà Phương (t/h) | 30/10/2023, 06:55
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Thế giới hiện đại đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu vật chất của trẻ, việc dạy cho trẻ một thái độ đúng đắn về quản lý tiền bạc lại trở thành bài toán khó đối với cha mẹ. Cha mẹ nên làm gì dạy con bài học "vỡ lòng" về tiền bạc?

tiet-kiem-tien-4.png
Cha mẹ làm gì dạy con bài học "vỡ lòng" về tiền bạc?

Bài học từ 6 chiếc lọ tiền bạc

Người Do Thái nổi tiếng về sự thành công trong lĩnh vực tài chính. Tính theo tỷ lệ dân số, người gốc Do Thái đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú và số lượng nhà khoa học giành được giải Nobel.

Thống kê tại Mỹ cho thấy, đa số người Do Thái có mức độ hài lòng cao với tài chính và công việc kinh doanh của họ. Lý do là vì họ có thái độ đúng đắn với tiền bạc và quản lý tiền bạc rất khôn ngoan.

Người Do Thái dạy con trí thông minh về tiền bạc bằng cách sử dụng 5 chiếc lọ, Mỗi chiếc lọ được dán tên tương ứng với mục đích sử dụng. Cứ mỗi lần được cho, hoặc kiếm được 10 đồng, trẻ sẽ bỏ 1 đồng vào mỗi lọ.

Người Do Thái có 6 chiếc lọ tương ứng với mục đích sử dụng như sau:

Lọ Đóng thuế: Chiếm 10%, dùng cho mục đích đóng góp một loại thuế trong tín ngưỡng của người Do Thái. Lọ này được mở vào cuối tháng.

Lọ Tiết kiệm: Chiếm 10%. Lọ này được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia đình gặp khó khăn hoặc có người bị ốm.

Lọ Từ thiện: Chiếm 10%. Lọ này được mở khi cần tiền làm từ thiện để giúp đỡ người khác. Đây cũng là cách để dạy trẻ biết “cho đi” từ khi còn rất nhỏ.

Lọ Đầu tư: Chiếm 20%. Lọ này chỉ được mở khi nó đầy. Đến độ tuổi thích hợp, trẻ sẽ được cha mẹ dạy cách đầu tư sinh lãi.

Lọ Chi tiêu hàng ngày: Chiếm 50%. Trẻ được tự quyết định chi tiêu, và quyền được mắc sai lầm. Từ sai lầm này, trẻ sẽ tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình và do đó sẽ trở nên thông minh trong quá trình quyết định sau này.

Như vậy, nếu được cho 10 đồng, trẻ sẽ dùng 1 đồng để đóng thuế, 1 đồng để tiết kiệm, 1 đồng để từ thiện, 2 đồng để đầu tư và 5 đồng để phục vụ nhu cầu sống hàng ngày của mình.

tiet-kiem-tien-2.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Nghiên cứu đã chỉ rằng, quản lý tiền bạc là một trong những việc khó khăn nhất. Khi đã làm chủ được tiền bạc, quản lý tốt tài chính cá nhân, con người mới sống cuộc đời thoải mái, hài lòng với những gì mình đang có và từng bước, vững vàng tạo dựng các giá trị cao hơn mà mình mong muốn.

Quản trị tiền bạc cũng là quản trị nhu cầu, mục đích và các giá trị bản thân có thể tạo ra cho xã hội, gia đình và chính mình.

Muốn được như vậy, cần phải bắt đầu giáo trình quản lý tiền bạc cho con từ rất sớm, nhất là hình thành khái niệm về thái độ đối với tiền bạc.

Vấn đề tiền bạc không đáng sợ

Muốn dạy trẻ ý thức đúng về tiền bạc, hình thành thói quen dùng tiền tốt, đối với con cái nên bắt đầu tiến hành giáo dục về tiền nong từ sớm, để chúng biết rằng, không nên tham tiền, không thể sợ, càng không thể làm nô lệ cho tiền, mà nên sử dụng một cách hợp lý, tạo nên thói quen dùng tiền tốt.

Dưới đây là những phương thức giáo dục trẻ về sử dụng tiền bạc ở thời kỳ đầu.

Từ 3-6 tuổi, cần hình thành các khái niệm về tiền bạc và nguồn gốc của tiền bạc.

Gorlay là một chủ ngân hàng ở Mỹ từng viết cuốn “Tiền không phải là lá cây”. Bà kiến nghị, khi chơi trò chơi với trẻ ở độ tuổi này, nên giúp chúng phân biệt được tiền xu và tiền giấy, và học cách trả lại tiền thừa. Bà nói, khi trẻ lớn thêm chút nữa, thế giới hiện thực sẽ là trường học tốt nhất cho chúng.

Cha mẹ có thể dẫn con đi siêu thị, nói chuyện với con cái thứ đồ nào giá bao nhiêu, dạy con về mệnh giá tiền và hình thành khái niệm số tiền này thì mua được món đồ gì.

Cũng có thể cho trẻ biết về việc “tiền ở đâu ra” bằng cách giải thích cho trẻ về quy luật vận hành thông thường của tiền như: cha mẹ đi làm công việc, được trả tiền lương. Tiền này được chia nhỏ ra các khoản chi như mua đồ ăn, quần áo, trả học phí…

tiet-kiem-tien.png
Dạy trẻ em tiết kiệm để mua những gì mình thích. 

Từ 7 – 12 tuổi, cần cho trẻ tự chủ trong quản lý một khoản tiền nhỏ.

Việc này cũng như ra cho chúng một bài toán khó, có thể chúng sẽ phải mất thời gian đi đường để quyết định xem sẽ mua thứ gì là phù hợp.

Tuy nhiên, sự thất vọng trong việc không đủ tiền mua món đồ mình muốn sẽ có lợi cho trẻ trong việc hình thành mong muốn kiếm tiền hoặc tiết kiệm tiền cho đến khi đủ tiền mua món đồ đó.
Hoặc, đứa trẻ sẽ tự cân nhắc lựa chọn món đồ phù hợp với số tiền nó. Việc tự quyết định cũng củng cố sự tự tin, tự chủ trong quản lý tiền bạc của đứa trẻ.

Cho con một khoản tiền cũng là cơ hội tốt để dạy chúng biết tiết kiệm tiền, nên cổ vũ con cái tiết kiệm tiền, dùng trong lúc khó khăn, hoặc giúp đỡ người khác.

Khi trẻ 13-15 tuổi, trẻ có thể dùng một số phương tiện đầu tư an toàn, biết được làm thế nào dự trữ, dự toán và đầu tư bước đầu. Có thể khởi sự một “thương vụ” nhỏ với số tiền vốn không nhiều nhưng việc sinh lãi hay lỗ vốn sẽ trở thành bài học để trẻ rút kinh nghiệm dần.

Khi trẻ 16-17 tuổi, trẻ nắm được một số kiến thức kinh tế, học cách quan tâm tới kinh tế thị trường, tăng cường hiểu biết về các mối quan hệ giữa các công cụ tiền tệ.

Ở độ tuổi này, nhiều đứa trẻ sẽ thể hiện bản năng kinh doanh sớm. Hoặc chúng cũng sẽ bộc lộ những tư duy khoa học về tiền bạc.

Điều cốt lõi cuối cùng là, ngay từ sớm, cha mẹ nên giúp trẻ hình thành thái độ đúng đắn đối với tiền bạc. Tiền không đáng sợ, đáng sợ là khi đối diện với tiền đứa trẻ không biết sử dụng đúng mục đích, do vậy, giáo dục trẻ nhận thức đúng đắn về tiền là rất quan trọng./.

Bài liên quan
Thần Tài sủng ái, 3 con giáp phất lên trông thấy, tiền bạc bao la
Trong nửa cuối tháng 5 Dương, 3 con giáp này phất lên như diều gặp gió, cuộc sống viên mãn, phú quý ngập nhà.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cha mẹ làm gì dạy con bài học "vỡ lòng" về tiền bạc?