Chỉ cần cha mẹ luôn đủ tình yêu thương, kiên nhẫn thì đều có thể cung cấp cho con mình một nền giáo dục tốt nhất.
3. Đừng kiểm soát con cái quá mức. Bảo vệ con cái là bản năng, nhưng phụ huynh cần vạch ra những giới hạn cơ bản. Cố tình xâm phạm quyền riêng tư của con dễ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và làm trầm trọng các mối quan hệ trong gia đình. Hành động này khiến trẻ mất đi sự độc lập, dễ lệ thuộc và làm trầm trọng mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, khi bị kìm kẹp quá mức.
Để giúp con tự tin, phát triển toàn diện và tăng sự gắn kết, phụ huynh nên thực hiện một số hành động thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con như: Gõ cửa trước khi vào phòng; Không đọc trộm nhật ký, tin nhắn và đồ dùng của con; Nếu cần lấy đồ trong túi xách, balo, bàn học của con, hãy hỏi ý kiến trước; Không tự quyết và buộc con phải làm theo những điều cha mẹ mong muốn. Trong mọi trường hợp hãy lắng nghe ý kiến của con; Tuyệt đối không nghe trộm con nói chuyện với bạn bè.
4. Đừng luôn chỉ trích trẻ. Nếu cha mẹ luôn ôm lấy khuyết điểm của con cái, trẻ có thể hình thành lòng tự trọng thấp. Cha mẹ nên học cách cân bằng giữa khen và chê, chú ý đến điểm mạnh của con và giúp con hình thành sự tự tin.
5. Đừng quá yêu chiều con. Nhiều đứa trẻ đòi gì đều được cái đó sẽ hình thành nên một tính cách hư đó là không trân trọng vật phẩm, chú trọng hưởng thụ vật chất, lãng phí tiền bạc và không biết quan tâm đến người khác, thậm chí còn không có tinh thần nhẫn nại và chịu khổ.
Nếu bạn nhận ra mình quá nuông chiều con, hãy nhanh chóng tạo ra sự thay đổi tích cực trong gia đình và chấm dứt những hành vi không lành mạnh, có hại cho con bạn. Khi bắt đầu nói "không" và ngừng nuông chiều con quá mức, bạn có thể sẽ thấy con nảy sinh các vấn đề về hành vi. Con bạn có thể sẽ làm mọi thứ trong khả năng để phản đối và phá hoại những nỗ lực của bạn.
Tuy nhiên nếu bạn cư xử hợp lý, mạnh mẽ, có sự am hiểu tường tận vấn đề, bạn sẽ dần thay đổi tình hình, dạy được cho con mình những kỹ năng sống quý giá mà chúng cần để trở thành một người lớn có trách nhiệm.
6. Đừng kỳ vọng quá mức. Kỳ vọng quá mức có thể gây nhiều áp lực cho trẻ và khiến chúng bị quá tải. Cha mẹ nên căn cứ vào tình hình thực tế của trẻ đặt ra những kỳ vọng hợp lý, để trẻ có thể lớn lên trong một môi trường thoải mái.
Mỗi người sinh ra có sở trường khác nhau. Chúng ta không thể bắt một trẻ có thiên hướng về âm nhạc hội họa đi học bác sĩ. Khả năng con mình chỉ có vậy nhưng lại yêu cầu con phải học trường chuyên lớp chọn. Cha mẹ cần đặt bản thân vào vị trí của trẻ, hiểu suy nghĩ của trẻ, cùng trẻ thực hiện ước mơ.
7. Đừng để con thiếu sự giao tiếp và lắng nghe. Khi giáo dục con cái, cha mẹ cần chú ý giao tiếp với con, lắng nghe tâm tư, tình cảm của con. Nếu trẻ cảm thấy ý kiến của mình luôn bị phớt lờ, điều đó có thể khiến trẻ trở nên khép kín và thậm chí nổi loạn. Cha mẹ nên học cách lắng nghe con cái, tôn trọng ý kiến và thiết lập mối quan hệ tốt giữa hai bên.
8. Đừng so sánh thái quá. So sánh quá mức có thể khiến trẻ ghen tị và cảm thấy thấp kém. Khi giáo dục con cái, cha mẹ nên tránh so sánh con với những đứa trẻ khác mà hãy chú ý đến sự trưởng thành và tiến bộ của chính con mình. Khuyến khích trẻ khám phá thế mạnh của bản thân và phát triển lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ.
9. Đừng thiếu nội quy và kỷ luật. Nếu trẻ em sống trong một môi trường không có quy tắc trong một thời gian dài, chúng có thể trở nên cố chấp và không tôn trọng người khác. Cha mẹ nên đặt ra các quy tắc gia đình hợp lý, giáo dục trẻ tuân thủ các quy tắc và học cách tôn trọng người khác.