Ngoài ra, người học còn có khả năng thiết kế, phát triển và tích hợp hệ thống thông tin cho các ứng dụng kỹ thuật liên quan đến phân tích dữ liệu; khả năng giải quyết các vấn đề liên ngành về kỹ thuật, xã hội, chính trị, kinh tế.
Với nhu cầu về nhân lực ngành dữ liệu thì rất nhiều trường mở thêm ngành đào tạo về khoa học dữ liệu để tạo thêm nguồn nhân lực cho xã hội. Đặc biệt, trong công cuộc chạy đua số hóa như hiện nay thì các doanh nghiệp cũng cần nguồn dữ liệu đa dạng để phát triển các chiến lược kinh doanh, do đó lại càng cần đến nguồn nhân sự có vốn hiểu biết về dữ liệu. Chính vì vậy mà người học sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm tìm được một công việc tốt liên quan đến ngành này, có thể kể đến như:
Làm việc tại các công ty, tập đoàn về viễn thông, phần mềm với các vị trí như bộ phận IT, quản trị dữ liệu tại các doanh nghiệp, chuyên viên phân tích dữ liệu doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cơ quan nhà nước, ngân hàng,...;
Kỹ sư về dữ liệu đảm nhiệm việc phân tích kinh doanh… tại công ty công nghệ, công ty viễn thông, doanh nghiệp sản xuất;
Kỹ sư phát triển phần mềm phụ trách phân tích, thống kê dữ liệu trong các công ty giải pháp công nghệ thông tin, kỹ sư phát triển ứng dụng AI,...;
Ngoài ra, với những ai yêu thích và muốn tìm hiểu sâu về ngành khoa học dữ liệu hoặc yêu thích công việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức thì hoàn toàn có thể chọn hướng tiếp tục học tập, nghiên cứu hoặc giảng dạy về khoa học dữ liệu và các lĩnh vực liên quan như công nghệ thông tin, hệ thống công nghiệp,... tại các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên sâu hay làm công việc nghiên cứu, sáng tạo dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế,...
Với cơ hội việc làm phong phú và đa dạng như trên, cùng với đặc thù công việc đòi hỏi kiến thức và chuyên môn cao thì mức lương của kỹ sư về khoa học dữ liệu có thể lên tới 6.000 USD/tháng nếu làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài.