Châu Âu sẽ chìm trong nền “hòa bình lạnh”?

12/06/2023, 09:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nga triển khai vũ khí hạt nhân đến Belarus, trong bối cảnh các thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn cầu đang lần lượt sụp đổ.

Theo Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ, vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu được cất giữ trong các hầm ngầm thuộc Hệ thống an ninh và lưu trữ vũ khí (WS3) và chỉ Mỹ mới có thể sử dụng mã bảo mật để đưa chúng vào tình trạng tác chiến trên những chiếc máy bay được chỉ định của NATO. Với cách tiếp cận tương tự, Moscow khẳng định họ kiểm soát toàn diện vũ khí hạt nhân được triển khai trên lãnh thổ Belarus.

Châu Âu sẽ chìm trong nền “hòa bình lạnh”? - 2
Cường kích Su-25 được cho là có thể mang theo các loại bom hạt nhân chiến thuật được phát triển từ thời Liên Xô. Ảnh: GettyImages

Thế trận hạt nhân châu Âu khó bị đảo lộn

Ngoài Mỹ, còn ít nhất 2 quốc gia NATO khác ở châu Âu là Anh và Pháp cũng sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong đó, kho vũ khí hạt nhân của Pháp lớn thứ hai NATO với khoảng 290 đầu đạn. Hầu hết chúng được triển khai trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Le Triomphant hoặc gắn trên tên lửa hành trình phóng từ máy bay. Còn Anh đang sở hữu 225 đầu đạn hạt nhân, có thể khai hỏa từ 4 tàu ngầm Vanguard.

Những năm qua, không ít chính trị gia phương Tây đặt dấu hỏi về sự cần thiết của vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu và kêu gọi Washington rút chúng về nước.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ chúng lại như một biểu tượng vững chắc về cam kết bảo vệ đồng minh. Ngoài ra, giới quan sát tin rằng, sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân Mỹ ở châu Âu còn trở thành “con bài mặc cả” trong các cuộc đàm phán với Nga trong tương lai.

Nga đến nay chưa công bố chi tiết số lượng và chủng loại vũ khí hạt nhân dự kiến đưa sang Belarus, nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hồi tháng 4/2023 thông tin, “một số cường kích Belarus đã được bổ sung khả năng tấn công mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân và tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M có thể mang đầu đạn hạt nhân cũng được chuyển giao cho quân đội Belarus”.

Không quân Belarus đang vận hành gần 70 cường kích tấn công mặt đất Su-25. Loại chiến đấu cơ này có thể mang bom nặng 500 kg, phù hợp với những mẫu bom hạt nhân trọng lực từng được Liên Xô phát triển.

Trong các loại vũ khí nêu trên, tên lửa Iskander-M đạt tầm bắn khoảng 500km. Moscow được cho là đã bố trí các tổ hợp vũ khí loại này ở vùng Kaliningrad bên bờ biển Baltic cách Belarus chỉ chừng 500 km từ vài năm qua. Còn bom hạt nhân trọng lực có tầm hoạt động hạn chế, do phụ thuộc vào phương tiện phóng.

Như vậy, cũng giống như vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu, Nga sẽ không triển khai các loại tên lửa có tầm bắn xa, sức công phá đặc biệt lớn tới Belarus, vốn có thể lập tức kích hoạt căng thẳng và một cuộc chạy đua vũ trang mới ở châu Âu.

Theo chuyên gia Baklitsky, việc Nga đưa vũ khí hạt nhân sang Belarus nên được xem là “một cử chỉ chính trị”. Tổng thống Putin đang chứng minh cho phương Tây thấy rằng, chiến lược đối ngoại của ông là nghiêm túc và Moscow sẵn sàng đáp trả khi cần thiết. Học thuyết hạt nhân của Nga quy định, Moscow chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả nếu xuất hiện mối đe dọa đối với sự tồn vong của đất nước.

Trong khi đó, JapanTimes dẫn lời ông James D.J. Brown, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple Nhật Bản, thì đánh giá, việc Nga đưa vũ khí hạt nhân tới Belarus còn buộc phương Tây cân nhắc hơn về việc ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột đang xảy ra. Tờ này cho rằng, sự hiện diện của các loại vũ khí mới cũng khiến Kiev bố trí lại các hệ thống phòng không, vốn hứng chịu nhiều thiệt hại sau hơn một năm xung đột.

Nhìn từ quan điểm phòng thủ và răn đe của phương Tây, sự xuất hiện của các vị trí vũ khí hạt nhân mới gần biên giới NATO cũng đặt ra yêu cầu khối quân sự phải định hướng lại các hệ thống phòng thủ, đồng thời cải thiện khả năng phát hiện và đánh chặn tại các khu vực gần biên giới Belarus để tránh mọi nguy cơ tiềm ẩn.

Dù lên án, nhưng Mỹ và NATO đến nay chưa cho thấy họ sẽ phản ứng gay gắt với quyết định của Nga. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Adrienne Watson tháng 3/2023 đánh giá, phương Tây “chưa thấy bất cứ lý do nào để điều chỉnh tư thế hạt nhân chiến lược của chính mình, cũng như bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Người phát ngôn của NATO Oana Lungescu sau đó phát biểu, khối quân sự “không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong tư thế hạt nhân của Nga, mà buộc chúng tôi phải điều chỉnh chính mình”.

Dự kiến, việc triển khai vũ khí hạt nhân Nga ở Belarus sẽ hoàn tất ngày 1/7 tới, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Litva. Đó sẽ là dịp để khối quân sự thảo luận và đưa ra cách ứng phó.

Theo (An ninh thế giới)
https://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/chau-au-se-chim-trong-nen-hoa-binh-lanh--i696372/
Copy Link
https://antgct.cand.com.vn/Chuyen-de/chau-au-se-chim-trong-nen-hoa-binh-lanh--i696372/
Bài liên quan
Ba Lan bác cáo buộc liên quan vụ phá hoại đường ống Nord Stream
Người phát ngôn Cơ quan An ninh Nội địa Ba Lan Stanislaw Zaryn tuyên bố Ba Lan không liên quan đến vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu sẽ chìm trong nền “hòa bình lạnh”?