Khi bạn nắm được những thông tin này, không chỉ hồ sơ của bạn trở nên "sát" với ngành học hơn mà còn giúp ích rất nhiều trong quá trình trả lời phỏng vấn.
Yến Vy chỉ mất 6 tiếng đồng hồ để viết xong bài luận.
Khi đọc những tiêu chí tuyển sinh của Viện Khoa học sức khỏe VinUni, Yến Vy cảm nhận rõ rằng nhà trường đang muốn tìm một ứng cử viên có khả năng "đồng cảm", đồng cảm với chính câu chuyện của bản thân mình cũng như câu chuyện của người khác. Và từ sự đồng cảm đó, các bạn trẻ sẽ làm gì trong tương lai để những câu chuyện xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn.
Vì thế trong bài luận, Yến Vy đã chọn câu chuyện thể hiện được sự đồng cảm của bản thân và nhắc khá nhiều về nó. Sự đồng cảm được thể hiện khi 10x kể về thực tế trải nghiệm câu chuyện của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Sau này khi phỏng vấn, gần nửa số câu hỏi mà 10x nhận được chính là về câu chuyện này. Vậy nên Yến Vy đưa ra lời khuyên khi chọn lựa hoạt động ngoại khóa cũng như thành tích, phải dựa vào tiêu chí mà ngành học yêu cầu và phải làm thầy cô thấy mình đáp ứng được những yêu cầu đó.
Tại sao lại nói chất lượng hơn số lượng? Với tâm lý của những người đi "săn" học bổng, chúng ta đều muốn thể hiện tất cả những kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa, giải thưởng mà mình đạt được nhưng điều đó lại vô tình làm "loãng" hồ sơ của chính mình.
Sau khi được góp ý, Yến Vy đã chỉ đem vào hồ sơ 3 hoạt động ngoại khoá, đều liên quan đến "sự đồng cảm" mà mình nhắc trong bài luận. "Thầy cô sẽ không biết là quy mô chương trình đấy rộng như nào, được đầu tư ra sao, nhưng bạn phải làm thầy cô cảm nhận được bạn học được những gì trong và sau chương trình", Yến Vy nhấn mạnh.
Để thầy cô cảm nhận được rõ thì lúc làm hồ sơ hoặc viết luận kể cả lúc trả lời phỏng vấn, các bạn học sinh phải lồng ghép bài học mà mình gặt hái được. Quan trọng là phải trả lời được câu hỏi mình đã tiếp nhận bài học đó và dùng nó để định hình tương lai của mình như thế nào? Từ đó hoạt động ngoại khóa của các bạn sẽ trở nên "chất lượng" hơn!
Đây là lời khuyên mà 10x dành cho mọi người khi chuẩn bị cho vòng phỏng vấn. Khi thể hiện cho ai đó hiểu rõ về bản thân mình, ta sẽ có xu hướng trở nên "khoe mẽ" và thể hiện quá đà.
Bí quyết để hạn chế tình huống này của 10x chính là thêm "trường" vào những câu trả lời của mình. Trước ngày phỏng vấn, Yến Vy sẽ kể ra điểm mạnh của bản thân sau đó sẽ xem là với điểm mạnh và kinh nghiệm đó thì mình đóng góp được gì cho trường, cho viện của mình.
Từ đó, các bạn trẻ sẽ tạo được ấn tượng cho thầy cô hơn là kể lể về thành tích của mình mà không có một mục đích cụ thể nào. Ví dụ, đối với Yến Vy là người có kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa về làm tình nguyện, chăm sóc sức khỏe thì khi được nhận vào trường, 10x sẽ sử dụng kinh nghiệm của mình để giúp trường tổ chức những chương trình thiện nguyện khác với quy mô lớn hơn, có ích hơn.