Những kiểu phụ huynh kiểu này thường coi con của họ là đặc biệt hơn với những đứa trẻ khác và chúng cần được nâng niu chiều chuộng. Điều này dẫn đến họ mong muốn các con sẽ được những đặc ân khi ở trường, ví dụ không bị phạt khi không làm bài tập về nhà, không cần đi học đúng giờ hoặc tuân theo các quy tắc trong lớp học. Khi bất kỳ vấn đề gì xảy ra, chắc chắn là giáo viên sai, bạn bè sai chứ con của họ luôn đúng.
Không chỉ có vậy, họ còn thường xuyên khoe thành tích của con trên nhóm lớp dù không mấy ai quan tâm. Mục đích của họ chỉ đơn giản là để thỏa mãn mục đích khoe khoang của mình.
2. Phụ huynh không hợp tác
Đối với kiểu phụ huynh không hợp tác, họ vẫn muốn con mình đạt điểm cao, thành tích học tập xuất sắc nhưng khi giáo viên yêu cầu sự hỗ trợ đốc thúc con trẻ thì họ coi như làm ngơ và coi đó không phải là trách nhiệm của mình. Vì vậy, khi được thầy cô đề nghị hỗ trợ việc học cho trẻ ở nhà, câu trả lời thường là không, hoặc họ sẽ cố gắng tìm cách trốn tránh công việc.
Ảnh minh họa
3. Phụ huynh "không giờ giấc"
Khi cô giáo nhận được những tin nhắn liên tiếp vào lúc 11 - 12 giờ đêm, cô chẳng cần phải kiểm tra đó là ai. Đó là những bậc cha mẹ "không giờ giấc", họ thích nhắn tin lúc nào thì nhắn, gọi điện lúc nào thì gọi điện. Điều tệ hơn là, cô giáo có thể phải nín nhịn 5 phút nghỉ giải lao ngắn ngủi hay 30 phút ăn trưa vội vã, chỉ vì những phụ huynh này thấy việc nhắn tin là chưa đủ, và tìm cô giáo để "tâm sự" những chuyện chẳng đâu vào đâu.
4. Phụ huynh định kiến
Đây là những cha mẹ luôn nói những điều không tốt về giáo viên của con mình. Phụ huynh cho rằng cô giáo thiếu nhiệt tình, ít quan tâm, hoặc thậm chí đang "đì" con mình. Nếu con bị điểm kém hoặc bị phạt trong lớp, họ ngay lập tức cho rằng cô giáo đối xử bất công với trẻ.
Theo Sohu