Chủ đầu tư 'tự phong' chung cư cao cấp, hạng sang gây nhầm lẫn cho người mua

Theo Đình Phong | 28/08/2023, 14:10
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Chủ đầu tư không thực hiện việc phân hạng và công nhận phân hạng nhà chung cư theo quy định mà tự “phong hạng” cho chung cư do mình đầu tư xây dựng bằng những tên gọi gây nhầm lẫn cho người mua như chung cư cao cấp, chung cư hạng sang, chung cư với tên gọi tiếng nước ngoài.

Chủ đầu tư "chây ì" bàn giao quỹ bảo trì

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư được thực hiện theo 02 giai đoạn cụ thể. Một là, trước khi tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì chủ đầu tư có nhiệm vụ thu và quản lý kinh phí bảo trì này. Hai là, sau khi thành lập Ban quản trị nhà chung cư thì chủ đầu tư phải chuyển giao khoản kinh phí bảo trì này cho Ban quản trị để quản lý, sử dụng theo quy định.

Chủ đầu tư 'tự phong' chung cư cao cấp, hạng sang gây nhầm lẫn cho người mua - Ảnh 2.

Chung cư Phương Đông Green Park (số 1 Trần Thủ Độ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đỏ rực băng rôn yêu cầu chủ đầu tư tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu, bàn giao quỹ bảo trì 2%.

Qua giám sát, Ủy ban Pháp luật cho thấy, thực trạng quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư có những tồn tại như: Chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho Ban quản trị; Các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho Ban quản trị; Chủ đầu tư không nộp kinh phí bảo trì đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư; Chủ đầu tư chiếm dụng kinh phí bảo trì để sử dụng vào mục đích khác; Chủ đầu tư không công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.

Ngoài ra, việc thu kinh phí vận hành chưa có quy định cụ thể về xác định khung giá, do đó các chủ đầu tư tự đề ra định mức riêng nên có sự chênh lệch về phí quản lý vận hành ở các chung cư; Chủ đầu tư mở nhiều tài khoản cùng lúc để nhận kinh phí bảo trì từ người mua căn hộ và không ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ chung cư ký với khách hàng về thông tin của tài khoản kinh phí bảo trì.

Cùng với đó là chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý các trường hợp không nộp kinh phí quản lý vận hành chung cư; quy định về các hạng mục công việc được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo trì còn chưa cụ thể, chưa có hướng dẫn về nộp thêm kinh phí bảo trì sau khi sử dụng hết nguồn kinh phí bảo trì 2%...

Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy định theo hướng luật hóa hành vi không đóng kinh phí bảo trì của chủ sở hữu căn hộ, chủ đầu tư thành hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Nhà ở, làm cơ sở để Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành đối với hành vi này. Xác định rõ thời điểm tính giá để đóng kinh phí bảo trì 2% của chủ đầu tư.

Theo Tiền phong
https://tienphong.vn/chu-dau-tu-tu-phong-chung-cu-cao-cap-hang-sang-gay-nham-lan-cho-nguoi-mua-post1564177.tpo
Copy Link
https://tienphong.vn/chu-dau-tu-tu-phong-chung-cu-cao-cap-hang-sang-gay-nham-lan-cho-nguoi-mua-post1564177.tpo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ đầu tư 'tự phong' chung cư cao cấp, hạng sang gây nhầm lẫn cho người mua